Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Tác giả Nam Cao và các tác phẩm văn học hiện thực đỉnh cao

schedule.svg

Thứ ba, 7/5/2024 11:18 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Tác giả Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam, bởi tư tưởng hiện đại cùng phong cách nghệ thuật độc đáo. Dù sự nghiệp văn chương của ông không quá dài nhưng các tác phẩm ông để lại đã trở thành một trong những tượng đài bất hủ đối với văn chương nước nhà. Hãy cùng Học là Giỏi đi tìm hiểu về tác giả tài ba này cùng những các phẩm đỉnh cao của của ông nhé!

Mục lục [Ẩn]

Giới thiệu chung về tác giả Nam Cao

Tác giả Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân (tức xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay), xuất thân trong một gia đình Công giáo bậc trung.

Nam Cao là một nhà văn luôn hướng đến nhân dân lao động

Cha của tác giả Nam Cao là cụ Trần Hữu Huệ, một thợ mộc và bốc thuốc nổi tiếng trong làng. Mẹ của ông, Trần Thị Minh, vừa làm nội trợ và đảm đương công việc ruộng vườn cùng việc dệt vải để chăm sóc gia đình.

Trong thời niên thiếu, cậu bé Trần Hữu Tri học ở trường sơ học trong làng. Khi tròn mười tuổi, gia đình gửi ông xuống Nam Định để học tiểu học tại trường Cửa Bắc và sau đó tiếp tục trung học tại trường Thành Chung. Tuy nhiên, do thể chất yếu ớt, ông đã phải bỏ dở việc học và trở về quê để chữa trị.

Do quê quán ở tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, ông đã kết hợp hai từ "Nam" và "Cao" để tạo thành bút danh của mình. Ngoài bút danh Nam Cao đã trở nên quen thuộc với độc giả, nhà văn còn sử dụng một số bút danh khác như Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du. Các tên này thường liên quan đến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của tác giả. 

Ngoài ra, tác giả Nam Cao còn có bút danh Ma Văn Hữu dùng khi hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Hồi tham gia báo tỉnh Hà Nam, báo Cứu quốc, báo Quân khu III, ông thường sử dụng tên khác là Suối Trong để ký dưới các bài ca dao của mình.

Các tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao

Năm mười tám tuổi, tác giả Nam Cao cưới vợ, gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến ông phải xoay sở nhiều nghề, chật vật mưu sinh để nuôi sống gia đình. Sau đó nhà văn vào Sài Gòn, nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu bước chân lên con đường văn nghiệp.

Thời gian đầu sáng tác, ông không mấy thành công và chưa được nhiều người chú ý bởi lối viết còn chịu nhiều ảnh hưởng văn học lãng mạn đương thời. Sau này, khi đã có tác phẩm đầu tay, Nam Cao mới thực sự xác định được hướng đi đúng đắn cho ngòi bút của mình. 

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao

Chí Phèo - Bản án đanh thép tố cáo bộ mặt xấu xa của xã hội cũ

Trong bản thảo ban đầu, tác giả đặt tên cho tác phẩm là Cái lò gạch cũ. Nhà văn Vũ Bằng đã chia sẻ rằng, “ngay sau khi mới đọc được độ nửa trang đầu, tôi đã bị ngòi bút Nam Cao cám dỗ, đọc liền một hơi, và ngay sáng hôm sau tôi chỉ sửa qua vài chữ, vẽ ma két, đặt truyện của Nam Cao lên trang nhất, kèm một cái sa-pô giới thiệu một văn tài mới”.

Tác phẩm tố cáo chế độ hà khắc của bọn cường hào ác bá ở nông thôn xưa kia. Cái thế “quần ngư tranh thực” tại làng Vũ Đại chính là mô hình xã hội thu nhỏ lúc bấy giờ. Bọn chúng đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

Qua sáng tác bất hủ này, tác giả Nam Cao đã thành công trong việc khắc họa nhân vật Chí Phèo, một điển hình đắt giá cho số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Khác với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng khi viết đề tài người nông dân, nhà văn Nam Cao còn đi sâu, khai thác vào tâm hồn và nhân cách của họ một cách triệt để.

Do hoàn cảnh xô đẩy mà Chí Phèo trở thành kẻ bán rẻ nhân tính, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn luôn triền miên trong những cơn say đến mất hết lý trí, luôn oán trách rằng “mẹ cha thằng nào đẻ ra thằng Chí Phèo để bây giờ hắn khổ”.

Bằng cách mở đầu vô cùng đặc sắc với “tiếng chửi”, tác giả Nam Cao đã giúp độc giả hình dung được phần nào số phận của nhân vật, một kẻ không cha không mẹ, chẳng có nổi tấc đất cắm dùi.

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.” – Chí Phèo

Nếu nhìn lại cuộc đời của Chí Phèo, thì có lẽ những năm tuổi đôi mươi là khoảnh khắc mà Chí cảm thấy hạnh phúc nhất, một cuộc sống bình yên dù đầy khó khăn. Anh giàu lòng tự trọng, “biết ghét cái gì mà người ta cho là đáng khinh”.

Nhưng sau đó, chỉ vì cơn ghen tuông của Bá Kiến mà Chí bị đẩy vào con đường tù tội. Những nhà tù thực dân tàn bạo đã vắt kiệt những giọt lương tri ra khỏi con người hắn, vằm nát cả thân thể và tâm hồn để nhào nặn nên Chí Phèo, một con quỷ dữ đáng thương của làng Vũ Đại.

Chí Phèo là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt xấu xa của xã hội cũ

Cuộc đời chứa đầy nước mắt của Chí dường như có sự thay đổi khi gặp Thị Nở, một người phụ nữ vừa xấu xí lại dở hơi. Bát cháo hành thị mang đến cho Chí đã đánh thức bản tính lương thiện tưởng chừng đã mất đi trong con người hắn.

Thị Nở đến mang theo đôi cánh tình người, một thứ tình cảm mà từ lâu Chí không còn cảm nhận được. Lần đầu tiên hắn tỉnh dậy mà không thấy say, trong giây phút tỉnh táo hiếm hoi ấy đã ân hận và day dứt về những việc làm của mình.

“Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?” – Chí Phèo

Từ một con quỷ dữ mà nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người. Dẫu vậy cuộc đời vẫn không buông tha hắn, kết cục bi thảm cuối tác phẩm đã đại diện cho tầng lớp nông dân lầm than, thấp cổ bé họng, vì bần cùng mà dẫn tới bờ vực lưu manh hóa.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã bước ra khỏi trang văn để chạm vào hiện thực xã hội, nó giúp tác phẩm trở thành áng văn điển hình, một tuyệt phẩm bất hủ sống mãi trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Đời thừa - Những bi kịch khởi nguồn từ tình thương

Đời thừa là một khúc bi ca đầy nước mắt về số phận những người tri thức trong xã hội cũ. Giọng văn sắc sảo mà chua chát của nhà văn Nam Cao đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Hộ, dù bị nghèo đói dồn ép đến tận cùng nhưng không bao giờ đánh mất lương tri và lý tưởng.

Không đem đến cho người đọc cảm giác uất nghẹn của một người bị đẩy vào bước đường cùng như Chí Phèo. Ở Đời thừa, tác giả Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Hộ với tình thương hoàn mỹ.

Đời thừa và cái nhìn bế tắc cho những kiếp người cùng khổ

Tác phẩm xoay quanh cuộc đời văn sĩ Hộ, một người luôn cố gắng giữ lấy sự toàn vẹn trong văn chương, lý tưởng sống của cuộc đời cho dù vài đồng nhuận bút chỉ đủ để bản thân anh sống eo hẹp qua ngày.

Chàng căm ghét lối viết văn vội vàng không chút kỳ công, kiểu dạng “mì ăn liền” mà chắc hẳn người ta quên ngay sau lần đọc đầu tiên. Đối với văn sĩ Hộ, anh muốn viết được một tác phẩm khiến độc giả suốt đời vẫn luôn ghi nhớ.

Cho dù lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, chỉn chu trong từng câu chữ song những gì cuộc đời trả lại anh thì chỉ toàn bi kịch, chật vật mưu sinh qua ngày giữa xã hội mà đồng tiền là chân lý.

“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có… Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?” – Đời thừa

Dù bị cái đói nghèo dồn đến tận cùng nhưng không vì thế mà Hộ trở nên ích kỉ. Ánh sáng lương tri ấm áp vẫn luôn lan tỏa trong tâm hồn chàng, sẵn sàng cưu mang Từ và tất cả những đứa con của cô, đem đến hy vọng cho cuộc đời tăm tối mãi đeo bám họ.

Những giọt nước mắt rơi trong sự khốn cùng của Hộ chính là hạt bụi vàng tạo nên giá trị cho toàn bộ tác phẩm. Tiếng khóc bật ra giữa khi hai bi kịch lớn nhất cuộc đời lại xảy đến cùng một thời điểm. 

Anh chẳng nỡ chối bỏ những cái đẹp trong văn học song không thể đánh mất lương tri. Hộ gần như rơi vào bế tắc, điều đó cũng là nỗi đau chung của tầng lớp tri thức đương thời.

Từ những bi kịch được tạo dựng nên, tác giả Nam Cao đã làm nổi bật ánh sáng lý tưởng đúng đắn của văn sĩ Hộ cũng như tầng lớp tri thức nghèo lúc bấy giờ. Cho dù bị đẩy đến đường cùng nhưng không bao giờ họ đánh mất sự lương thiện vốn có.

Đời thừa là áng văn chương đau đớn về cuộc đời cùng khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của người nghệ sĩ chân chính. Bên cạnh đó, Nam Cao cũng đề cao tình yêu thương giữa người với người trong những lúc khó khăn, vất vả.

Giăng sáng - Ước mơ níu mộng văn chương giữa cảnh đời đói khổ

Giăng sáng là tác phẩm viết về bi kịch dưới ánh trăng của một tâm hồn nghệ sĩ, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám khi viết về tầng lớp tiểu tư sản nghèo, với những nỗi khổ “áo cơm ghì sát đất”.

Nhân vật Điền là điển hình cho số phận đó, một văn sĩ nghèo say mê vẻ đẹp tuyệt diệu của ánh trăng. Tuy đói khổ nhưng anh luôn mang trong mình cái mộng văn chương rất đỗi lớn lao, tự nhủ lòng sẽ viết ra những tác phẩm lời hay ý đẹp khiến người ta bị mê hoặc.

Điền từng là một gã trai dám từ bỏ công việc với mức lương mấy trăm đồng để theo đuổi nghề văn chương, để giờ đây lại rơi vào bi kịch của miếng cơm manh áo, vợ yếu, con đau, hết tiền, hết gạo. 

Điền tỏ ra khó chịu với mớ âm thanh ồn ào, lộn xộn trong cuộc sống, bởi anh cho rằng nó quá tầm thường và không xứng với nghệ thuật thanh cao. Chàng luôn muốn thoát ly khỏi hiện thực, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời lầm than của chính mình.

“Ðứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra Ðiền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn oẹ, Ðiền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng Ðiền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Ðiền ứa ra.” – Giăng sáng

Chính những điều tầm thường ấy đã giữ Điền lại trước vực thẳm sa ngã. Anh nhận ra rằng nghệ thuật chân chính là không được dửng dưng trước số phận con người, nhà văn phải dùng ngòi bút hiện thực của mình để nói lên nỗi đau xót ngàn đời đó.

Mượn tâm trạng của nhân vật Điền, tác giả Nam Cao đã đề cập đến một triết lý nhân sinh sâu sắc, rằng “nghệ không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Qua tác phẩm này, tác giả đã mạnh mẽ lên án lối văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật, mơ mộng hão huyền như ánh trăng xanh kia, đẹp đẽ nhưng chứa đựng đầy sự giả dối. Đó cũng là lời tuyên ngôn đanh thép của Nam Cao khi đoạn tuyệt dòng văn học thoát ly hiện thực.

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã vừa cùng các bạn đi tìm hiểu về tác giả  Nam Cao - nhà văn của người nông dân nghèo khổ, bất hạnh và tầng lớp tri thức tiểu tư sản bế tắc với thời cuộc. Mặc dù sự nghiệp cầm bút của ông không quá dài song các tác phẩm để lại đã trở thành tượng đài bất hủ đối với văn chương nước nhà. Những trang văn Nam Cao luôn ngời sáng các giá trị nhân đạo cao đẹp. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của ông đã trở thành ngọn đuốc dẫn đường lý tưởng nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.

Xem thêm:

Tác giả Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm vượt thời gian

Tác giả Tố Hữu và thi phẩm để đời Việt Bắc

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:57 AM

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng

Sự phát triển như vũ bão của CNTT có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức thông qua Internet. Các nền tảng gia sư online đang tạo được tiếng nói nhất định. Học sinh và phụ huynh đang phân vân chưa chốt được nơi uy tín? Gia sư online Học là Giỏi đã tổng hợp cho các bạn những nền tảng chất lượng nhất.

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:39 AM

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất

Lịch sử là một phần quan trọng của con người và xã hội. Mỗi cá nhân đều cần phải học lịch sử để có một thế giới quan đúng đắn, hiểu được mỗi bước đi thế giới, của dân tộc để không chỉ tôn vinh những thế hệ người Việt Nam đã làm nên cơ đồ đó, mà còn biết ứng xử, hành động như thế nào để xứng đáng với thế hệ cha ông. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa tìm ra được cách học lịch sử đúng đắn. Hôm nay, Gia sư online Học là Giỏi sẽ giới thiệu đến các bạn top 6 cách học lịch sử đỉnh nhất.

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:33 AM

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online

Hình thức gia sư online, gia sư dạy kèm trực tuyến còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức gia sư online phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, khả năng tài chính, điều kiện học tập,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bài viết dưới đây của Học là Giỏi sẽ trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về vấn đề gia sư online để giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con bạn nhé!

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:27 AM

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả

Ngày nay, việc học online đã dần trở nên phổ biến, giúp người học chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách học online đem lại hiệu quả nhất. Hôm nay Gia sư online Học là Giỏi sẽ mách bạn một số phương pháp khiến cho lựa chọn học online là quyết định đúng đắn của bạn.

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:14 AM

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm

Với lịch học bận rộn, học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến các trung tâm học thêm. Bạn đang băn khoăn có nên học gia sư online không? Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu, phân tích chi tiết ưu nhược điểm của học gia sư online để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé!

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội
schedule

Thứ bảy, 8/6/2024 07:06 AM

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội

Sáng 8/6, gần 110.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút. Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn của Hà Nội năm 2024 đã "gọi tên" tác phẩm Đồng chí. Cùng Gia sư online Học là Giỏi tham khảo ngay đáp án và thang điểm của đề thi đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội nhé!

message.svg zalo.png