Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Với lối viết châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy ông đã qua đời nhiều năm nay nhưng gia đình và con cháu vẫn hết sức giữ gìn toàn bộ di sản mà nhà văn để lại. Hãy cùng Học là Giỏi đi tìm hiểu về tác giả tài ba này cùng những các phẩm vượt thời gian của ông nhé!
Mục lục [Ẩn]
Tác giả Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội, trong một gia đình "nghèo gia truyền". Quê quán của ông là ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào ngày nay), nhưng nhà văn lớn lên và sống trọn cuộc đời tại đất Hà thành.
Tác giả Vũ Trọng Phụng
Cha ông, Vũ Văn Lân, làm thợ điện ở xưởng ô tô Boillot (Boalô) ở Hà Nội, nhưng mất sớm khi Vũ Trọng Phụng mới bảy tháng tuổi. Mẹ ông là Phạm Thị Khách, một phụ nữ chăm chỉ, nuôi con một mình và bám trụ trong cuộc sống khó khăn, nuôi con ăn học. Mặc dù vậy, ông chỉ hoàn thành cấp tiểu học và sau đó phải ra ngoài kiếm sống.
Ban đầu, Vũ Trọng Phụng làm thư ký đánh máy cho hãng buôn Goddard, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ông bị sa thải. Sau đó, ông chuyển sang làm công việc đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông, nhưng cũng không giữ được công việc lâu dài. Từ đó, ông quyết định chuyển hẳn sang viết văn và làm báo.
Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, tài năng văn chương của ông sớm được phát triển. Ngay từ khi 18 tuổi, ông đã trở thành một cây bút trẻ tiềm năng, đóng góp cho nhiều tờ báo như Hà Thành Ngọ, Tạp chí Tao Đàn, Nhật Tân, Hà Nội Báo, Tiểu Thuyết Thứ Năm và Đông Dương Tạp Chí.
"Một vừa hai phải ai ơi, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen", câu nói ấy thật sự phản ánh cuộc đời của Vũ Trọng Phụng - cái số tài hoa đoản mệnh ấy quả nhiên vận vào cuộc đời Vũ Trọng Phụng.
Sinh ra trong nghèo khó, và chết trong bần cùng, ông đã ra đi vào một ngày mùa thu năm 1939 với căn bệnh lao phổi vì không có tiền để điều trị. Ông qua đời khi mới 27 tuổi, ở thời điểm sự nghiệp đang ở đỉnh cao, kết thúc cuộc đời đầy biến cố, sóng gió và túng quẫn.
Tác giả Vũ Trọng Phụng ra đi khi còn quá trẻ nhưng may mắn thay, ông đã để lại cho hậu thế những kiệt tác để đời. Sinh thời, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, và ông đã có sự đóng góp đáng kể trong việc hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ.
Các tác phẩm của ông đều tập trung vào việc phản ánh hiện thực, vạch trần và tố cáo muôn vàn tấn trò đời bi kịch của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Phạm vi cuộc sống trong tác phẩm được ông đề cập hết sức rộng lớn, điều này làm nổi bật sự độc đáo của tác phẩm ông so với những nhà văn cùng thời.
Các tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng
Trong kho tàng văn chương phong phú của tác giả Vũ Trọng Phụng, nổi bật nhất phải kể đến đó là tác phẩm Số đỏ, bắt đầu được đăng trên Hà Nội Báo từ số 40 năm 1936 và sau đó được in thành sách lần đầu vào năm 1938, đây là đứa con tinh thần đáng tự hào của ‘ông vua phóng sự đất Bắc”.
Số đỏ khắc nghiệt chỉ trích xã hội tư sản thị thành Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, khi mọi người đổ xô theo lối sống xa hoa, hiện đại mà bỏ quên truyền thống văn hóa Nho giáo. Bằng sự hài hước, mỉa mai và đầy cay đắng, tác phẩm này là một bức tranh sống động về thực tế đắng cay.
Hệ thống nhân vật đa dạng từ Xuân Tóc Đỏ lưu manh, bà Phó Đoan dâm đãng, cô Tuyết ngây thơ, ông Phán "mọc sừng" đến cậu Tú Tân, ông Joseph Thiết, và mấy tay cảnh sát Min Đơ, Min Toa, đã phản ánh rõ nét sự thối nát của tầng lớp thượng lưu thời đó.
“Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!” – Số đỏ
Trong chương Hạnh phúc của một tang gia, "đám ma gương mẫu" được mô tả là điểm cao tinh hoa của sự hài hước, là một cuộc lễ tang như một lễ hội, nơi giai thanh gái lịch không chỉ đi đưa tang mà còn tham gia vào việc bình phẩm, chim chóc, và cười đùa với nhau. Đó thực sự là một biểu hiện thực sự độc đáo của sự mỉa mai và sự thâm thúy của tác giả.
Khác hẳn so với hình ảnh thượng lưu giàu có nửa mùa và phô trương trong Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng lại mô tả một xã hội đa dạng, phức tạp, từ vùng quê "xôi thịt" đến thành thị "bơ sữa", với những câu chuyện đầy đau lòng và không có hồi kết.
Giông tố được ví như một quả bom, phá hủy vào những tình huống đau lòng trong xã hội. Từ ông nghị sĩ đạo mạo “hiếp dâm” cô thôn nữ, đến bà nhà “tử tế” ngoài bốn mươi ăn nằm với anh cung văn, cô thiếu nữ tân thời hẹn hò trai trong khách sạn.
“Mãi đến lúc này, cặp gian phu dâm phụ mới choàng trở dậy! Họ còn dụi mắt ngơ ngác, thì nghị Hách đã đến trước giường cúi nhìn vào mặt họ:
– Bà nghị Hách! Giời ơi!… Vợ chồng đầu gối tay ấp… đã có ba mặt con! Ba mươi năm trung thành, bây giờ mới đổ đốn! Ngủ lang!… Ngoại tình!… Hoang dâm!” – Giông tố
Thậm chí, cả những người theo đạo Phật cũng tham gia vào việc xây dựng nhà xâm, một quan thuộc địa “cáo già” dùng lời nói ngọt ngào, hành động khôn khéo để phỉnh dân, bóc lột dân cho dễ, gã quan huyện thì chuyên bênh vực người có của.
Cuộc sống biến đổi, lòng người biến chất, mọi thứ trở nên hỗn loạn và bất ổn khi cơn giông tố đến. Xã hội lộ ra một bức tranh vô cùng tồi tệ và đáng căm giận, nhưng cũng đầy bi kịch và đau thương.
Làm đĩ không chỉ là một trong những tác phẩm phóng sự kinh điển của văn học Việt Nam hiện đại, mà còn là một câu chuyện đầy ý nghĩa về cuộc sống của những người phụ nữ làm nghề buôn phấn bán hương, đồng thời là một lời cảnh tỉnh về đạo đức và giáo dục về giới tính.
“Em ngày nay đã trở nên một tay kiện tướng trong nghề hoa nguyệt, song lẽ khi cầm đến bút để tả lại cái đời bèo bọt của em, em thấy tuổi ngây thơ trong sạch của em cũng đáng cho người đời phải quan tâm để cũng muốn hỏi em như em vẫn xót xa cứ căn vặn mãi mình: “Vì lẽ gì em đến nỗi trụy lạc?” – Làm đĩ
Ngoài Số đỏ, Giông tố và Làm đĩ, trong kho tàng văn chương đồ sộ của Vũ Trọng Phụng còn có những tác phẩm như Lục xì, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy tây, tiểu thuyết Vỡ đê, Lấy nhau vì tình, truyện ngắn Chống nạng lên đường, Một cái chết.
“Thọ hay yểu không quan hệ với cái sống nhiều sống ít. Nó quan hệ ở chỗ có cái gì để lại cho đời sau hay không.” – Ngô Tất Tố
Có thể thấy rằng, tác giả Vũ Trọng Phụng là người tiên phong và dũng cảm trong văn chương, dám mài ngòi bút lách sâu vào từng thớ thịt thối nát của cuộc sống để vạch ra những ung nhọt hôi hám, lên án một cái xã hội xuống cấp đáng bỉ ổi mà cũng đầy đau đớn, dằn vặt.
Như vậy, Học là Giỏi đã vừa cùng các bạn đi tìm hiểu về tác giả Vũ Trọng Phụng - cây bút đặc biệt của thế hệ đầu nguồn, thế hệ vàng của văn chương Việt Nam hiện đại. Mặc dù nhà văn đã mất cách đây hơn tám mươi năm nhưng giá trị văn chương mà ông để lại cho hậu thế vẫn còn mãi, như người bạn thân Ngô Tất Tố đã quả quyết, “ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống. Thế cũng là thọ”.
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ tư, 9/4/2025 09:24 AM
Top bài văn nghị luận về lòng nhân ái hay nhất
Lòng nhân ái là tình yêu thương chân thành mà con người dành cho nhau, xuất phát từ sự cảm thông, chia sẻ và mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho người khác. Gia sư online Học là Giỏi sẽ gợi ý dàn ý chi tiết và bài nghị luận về lòng nhân ái giúp bạn củng cố kỹ năng viết văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả và sáng tạo.
Thứ tư, 9/4/2025 04:03 AM
10+ dẫn chứng về sự lắng nghe trong nghị luận xã hội
Sự lắng nghe là kỹ năng thiết yếu để xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Gia sư online Học là Giỏi sẽ mang đến những dẫn chứng về sự lắng nghe để hỗ trợ bạn xây dựng bài nghị luận xã hội mạch lạc nhé.
Thứ ba, 8/4/2025 08:46 AM
Top dẫn chứng về tệ nạn xã hội cho bài nghị luận xã hội
Tệ nạn xã hội không còn là bóng tối lặng lẽ mà đã trở thành hiểm họa nhức nhối, len lỏi khắp ngõ ngách đời sống. Những vụ việc trong những năm gần đây đang gióng lên hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Gia sư online Học là Giỏi cung cấp những dẫn chứng cụ thể về tệ nạn xã hội giúp bạn phát triển bài nghị luận xã hội một cách logic và ấn tượng nhất nhé.
Thứ ba, 8/4/2025 06:45 AM
Top dẫn chứng về tinh thần đoàn kết cho nghị luận xã hội
Tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô hình giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về tinh thần đoàn kết hỗ trợ bạn phát triển một bài nghị luận xã hội hay nhất nhé.
Thứ sáu, 4/4/2025 09:00 AM
10+ dẫn chứng về sự sáng tạo hay cho bài nghị luận xã hội
Sự sáng tạo luôn là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển không ngừng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ những phát minh công nghệ đến những giải pháp xã hội, sáng tạo giúp chúng ta vượt qua khó khăn và khám phá những điều mới mẻ. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng về sự sáng tạo giúp bạn phát triển một bài nghị luận xã hội cho riêng mình.
Thứ sáu, 4/4/2025 07:07 AM
Top dẫn chứng về ý chí nghị lực ấn tượng nhất
Ý chí và nghị lực là hai yếu tố quyết định giúp con người vượt qua thử thách trong cuộc sống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cho bạn những dẫn chứng về ý chí nghị lực để giúp bạn xây dựng một bài nghị luận xã hội hay nhất.