Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Làm thế nào để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn?

schedule.svg

Thứ sáu, 10/5/2024 10:16 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là kiến thức quan trọng được đề cập từ chương trình toán lớp 9. Làm thế nào để giải tốt được dạng toán này? Để trả lời cho câu hỏi này, Học là Giỏi cung cấp cho các bạn học sinh phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Các em cùng theo dõi nhé!

Mục lục [Ẩn]

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?


 

- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng: $\left\{\begin{array}{l}a x+b y=c \\ a^{\prime} x+b^{\prime} y=c^{\prime}\end{array}\right.$ (I), ở đó mỗi phương trình $a x+by=c$ và $a^{\prime} x+b^{\prime} y=c^{\prime}$ đều là phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Nếu cặp số $\left(x_0 ; y_0\right)$ là nghiệm của từng phương trình trong hệ (I) thì cặp số $\left(x_0 ; y_0\right)$ được gọi là nghiệm của hệ (I).

- Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của hệ phương trình đó.

Phương pháp giải hệ phương trình

Chúng ta thường có hai cách để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, đó là phương pháp thế và phương pháp cộng đại số. Sau đây, Học là Giỏi sẽ đi chi tiết từng phương pháp và bài tập minh họa, các em ghi chép cẩn thận nhé!

Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Ta có thể giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế theo các bước sau:

Bước 1. (Thế) Từ một phương trình của hệ đã cho, ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để được phương trình một ẩn.


 

Bước 2. (Giải phương trình một ẩn) Giải phương trình (một ẩn) nhận được ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn đó.


 

Bước 3. (Tìm ẩn còn lại và kết luận) Thế giá trị vừa tìm được của ẩn đó ở Bước 2 vào biểu thức biểu diễn một ẩn theo ẩn kia ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn còn lại. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Ví dụ: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{array}{l}3 x+y=5 & (1) \\5 x-2 y=1 &(2) \end{array}\right.$

Bài giải

Từ phương trình (1), ta có: $y=5-3 x$  (3)

Thay vào phương trình (2), ta được: $\quad 5 x-2(5-3x)=1$  (4)

Giải phương trình (4):

$\begin{aligned}5 x-2(5-3 x) & =1 \\5x-10+6 x & =1 \\11 x & =11 \\x & =1 .\end{aligned}$

Thay giá trị $x=1$ vào phương trình (3), ta có:

$y=5-3 \cdot 1=2$.

Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x; y)=(1; 2)$.


 

Chú ý: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có thể có nghiệm duy nhất hoặc vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.

Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số

Ta có thể giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số theo các bước sau:

Bước 1. (Làm cho hai hệ số của một ẩn nào đó bằng nhau hoặc đối nhau) Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2. (Đưa về phương trình một ẩn) Cộng (hay trừ) từng vế hai phương trình của hệ phương trình nhận được ở Bước 1 để nhận được một phương trình mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0, tức là nhận được phương trình một ẩn. Giải phương trình một ẩn đó.

Bước 3. (Tìm ẩn còn lại và kết luận) Thế giá trị vừa tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Ví dụ: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{cc}3 x+2 y=12 & (1) \\ -2 x+3 y=5 & \text { (2) }\end{array}\right.$

Bài giải

Nhân hai vế của phương trình (1) với 2 và nhân hai vế của phương trình (2) với 3 , ta được hệ phương trình sau: $\left\{\begin{array}{cc}6 x+4 y=24 & (3) \\ -6 x+9 y=15 & \text { (4) }\end{array}\right.$

Cộng từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: $13 y=39$ (5)

Giải phương trình (5), ta có: $\quad 13 y=39$, do đó $y=3.$

Thế giá trị $y=3$ vào phương trình (1), ta được phương trình: $3 x+2 .3=12 \quad$ (6)

Giải phương trình (6): $3 x + 6 = 12$

                                    $3 x  =6 $

                                    $x =2$

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $(x ; y)=(2 ;3)$.

 

Học là Giỏi mong rằng, việc tổng hợp các phương pháp giải hệ phương trình sẽ giúp các bạn làm tốt được dạng bài tập này! Chúc các bạn học tốt.

 

Xem thêm:

Cách giải phương trình bậc hai một ẩn và ứng dụng của nó
Bí kíp học thuộc 7 hằng đẳng thức lớp 8

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Bật mí cách đọc và vẽ biểu đồ đoạn thẳng
schedule

Thứ hai, 21/10/2024 08:57 AM

Bật mí cách đọc và vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng là những đường thẳng nối liền các điểm giúp ta hiểu rõ sự biến đổi của dữ liệu qua thời gian. Với khả năng thể hiện xu hướng và mối quan hệ giữa các đại lượng một cách dễ hiểu, biểu đồ đoạn thẳng đã trở thành công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ học thuật cho đến kinh doanh. Vậy hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá sâu hơn về loại biểu đồ thú vị này nhé!

Nhận biết các trường hợp đồng dạng của tam giác
schedule

Thứ sáu, 18/10/2024 09:28 AM

Nhận biết các trường hợp đồng dạng của tam giác

Khi nhắc đến hình học, các trường hợp đồng dạng của tam giác luôn là một chủ đề gợi nhiều sự quan tâm đối với các em học sinh cấp 2. Tam giác đồng dạng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương quan giữa các yếu tố hình học và cách tiếp cận đơn giản hơn trong nhiều bài toán phức tạp. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá kỹ hơn về các cách nhận biết và phân loại tam giác đồng dạng này nhé.

Đa giác là gì? Những loại đa giác thường gặp
schedule

Thứ năm, 17/10/2024 09:14 AM

Đa giác là gì? Những loại đa giác thường gặp

Trong hình học phẳng, đa giác là một khái niệm quan trọng và quen thuộc thường gặp với học sinh lớp 8. Loại hình này hiện diện khắp nơi, từ những họa tiết đơn giản trong nghệ thuật đến những cấu trúc phức tạp trong kiến trúc. Vì vậy, gia sư online Học là Giỏi sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về loại hình này trong cả lý thuyết và thực tiễn nhé.

Tổng hợp kiến thức về đối xứng trục lớp 8
schedule

Thứ tư, 16/10/2024 09:19 AM

Tổng hợp kiến thức về đối xứng trục lớp 8

Trong hình học phẳng, tính chất đối xứng trục là một nguyên tắc hình học căn bản xuất hiện trong nhiều bài toán khác nhau. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kiến thức về đối xứng trục để hiểu rõ hơn cách sử dụng tính chất trong bài toán hình học này nhé.

Tổng hợp kiến thức toán hình lớp 8
schedule

Thứ ba, 15/10/2024 10:21 AM

Tổng hợp kiến thức toán hình lớp 8

Kiến thức tổng hợp toán hình lớp 8 cho chúng ta cái nhìn về kiến thức của các hình học phẳng. Từ những khái niệm cơ bản đến công thức phức tạp, các chương học cung cấp những lý thuyết nền tảng quan trọng giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo trong giải quyết các bài toán hình học. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi bước vào hành trình khám phá những hình học dưới đây.

Tổng quát kiến thức về hình bình hành lớp 8
schedule

Thứ sáu, 11/10/2024 03:05 AM

Tổng quát kiến thức về hình bình hành lớp 8

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt trong hình học mà bạn sẽ phải đối mặt trong kiến thức lớp 8. Trong thực tế, đây là một trong những hình có cấu trúc đầy thú vị với những tính chất và dấu hiệu nhận biết độc đáo. Cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá sâu hơn về kiến thức hình đặc biệt này nhé!

message.svg zalo.png