Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe - Tài liệu hữu ích cho việc soạn văn 8

schedule.svg

Thứ hai, 15/4/2024 07:59 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Văn chương giống như một vườn hoa. Mỗi loài loài hoa giống như mỗi tác phẩm lại tỏa hương theo một màu sắc cá nhân riêng biệt. Để giúp các bạn cảm nhận được sự tươi đẹp của vườn hoa ấy, Học là Giỏi chia sẻ tới các bạn "Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe", đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn học văn nói chung và soạn văn 8 nói riêng trở nên vô cùng đơn giản và dễ dàng. Cùng tham khảo bài viết nhé!

Mục lục [Ẩn]

Đọc, viết, nói và nghe trong soạn văn 8 là gì? 

Để việc soạn văn nói chung và soạn văn 8 nói riêng đạt hiệu quả cao, các bạn cần phải hiểu được Đọc, viết, nói và nghe là gì? Hiểu một cách đơn giản, Đọc, viết, nói và nghe là các kĩ năng ngôn ngữ mà chương trình Ngữ văn 2018 đặt ra với cái đích cuối cùng của việc học Ngữ văn là học sinh biết sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả, từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày đến đọc, viết, nói và nghe các văn bản, từ văn bản thông thường đến văn bản văn học. 

Đọc, viết, nói và nghe trong soạn văn 8 là gì?

Tiết dạy minh họa, Ngữ văn 8, sách Cánh diều

Cụ thể, ở mức độ cơ bản, đó chính là: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói; bước đầu hình thành và phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Tổng hợp các bài học cần soạn văn 8 

Việc phân bổ thời lượng dành cho các kĩ năng trong mỗi bài học và cả bộ sách cần đáp ứng yêu cầu mà CT Ngữ văn 2018 đã nêu lên, bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

– Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

– Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

– Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc).

Theo định hướng trên, sách Ngữ văn 8 được cấu trúc như sau: Ngoài Bài Mở đầu, sách có 10 bài học chính được sắp xếp theo hai tập.

Tổng hợp các bài học cần soạn văn 8

Tổng hợp các bài học cần soạn văn 8

Cấu trúc sách Ngữ văn 8, Bộ Cánh diều

Cấu trúc mỗi bài học cần nắm để soạn văn 8

Mỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 8 gồm các phần sau:

a) Yêu cầu cần đạt (học sinh tìm hiểu ở nhà)

Nội dung yêu cầu cần đạt gồm: mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; phát triển phẩm chất và năng lực chung. Vì phẩm chất và năng lực chung đều được hình thành, phát triển thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe nên thực hiện tốt hai năng lực đặc thù thì sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực chung. Tuy nhiên, việc phát triển phẩm chất và năng lực cần qua nhiều bài mới có thể đạt được.

b) Kiến thức Ngữ văn (học sinh tìm hiểu ở nhà và vận dụng trên lớp)

Phần này trình bày các kiến thức về văn học và tiếng Việt liên quan đến bài học một cách ngắn gọn, phù hợp với lớp 8,... Căn cứ xác định kiến thức cho mỗi bài học là yêu cầu cần đạt của Chương trình mỗi lớp và thể loại, kiểu văn bản được học ở mỗi bài. Từ hai căn cứ này, SGK xác định một số khái niệm, thuật ngữ ngôn ngữ, văn học cần thiết để đọc hiểu, viết, nói và nghe. Chẳng hạn, từ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học của Chương trình lớp 8, cần cung cấp cho HS một số kiến thức văn học như các chữ in đậm trong bảng sau:

Đọc hiểu nội dung

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản

văn học.

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

– Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyếncốt truyện đa tuyến.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

– Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cúthơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

c) Đọc hiểu văn bản

Bắt đầu là tên văn bản đọc hiểu và tác giả (nếu có). Sau đó là mục Chuẩn bị, nêu các hướng dẫn để HS lưu ý tìm hiểu trước khi đọc văn bản như tác giả, tác phẩm, cách đọc,... 

Tiếp đến là mục Đọc hiểu, sách trình bày thành hai cột, cột bên trái nêu văn bản và cột bên phải ghi các hướng dẫn cần chú ý trong khi đọc. Mục đích của các hướng dẫn cột bên phải là giúp HS hình thành cách đọc (chiến lược đọc). Các chú thích cần thiết để dưới cuối mỗi trang (footnote) để HS tiện tra cứu.

Sau văn bản là các câu hỏi, bài tập thường từ 4 – 6 câu nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản theo ba cấp độ, từ nhận biết, thông hiểu; phân tích, đánh giá đến vận dụng, nâng cao.

Các câu hỏi đầu thường thể hiện yêu cầu hiểu về nội dung cụ thể cũng như nội dung khái quát của văn bản. Các câu hỏi tiếp theo hướng vào việc phân tích, đánh giá, tìm hiểu sâu hơn nội dung và hình thức văn bản. Và các câu hỏi cuối yêu cầu HS liên hệ, so sánh, gắn các vấn đề của văn bản với cuộc sống và những trải nghiệm của HS để hiểu văn bản và giúp HS hiểu chính bản thân mình khi đọc tác phẩm. 

d) Thực hành tiếng Việt

Phần này được học ngay sau phần Đọc hiểu văn bản, trước phần Thực hành đọc hiểu để vận dụng khi đọc văn bản và thực hành đọc hiểu. Như đã nói ở trên, các kiến thức tiếng Việt ở sách Ngữ văn 8 được hình thành thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Các bài tập thường hướng đến trả lời cho ba vấn đề: Nó là gì? (Ví dụ: Trợ từ là gì?); Nó gồm những loại nào? và Nó có tác dụng gì?

Thực hành tiếng Việt

Nội dung của phần Thực hành tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8

e) Thực hành đọc hiểu

Phần Thực hành đọc hiểu được tiến hành sau bài đọc hiểu chính và Thực hành tiếng Việt nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một thể loại hoặc kiểu văn bản nhất định đã bước đầu hình thành qua các văn bản đọc chính. 

Thực hành đọc hiểu

Cấu trúc của sách Ngữ văn 8

g) Viết

Phần Viết, sách nêu hai mục lớn: một là Định hướng, nêu ngắn gọn lí thuyết và những lưu ý, hướng dẫn về kĩ thuật viết gắn với nội dung bài học cụ thể; hai là Thực hành viết nhằm vận dụng những hiểu biết ở mục một. Để rèn luyện HS viết theo quy trình, sách bám sát bốn bước với một số gợi ý cụ thể: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý; viết; kiểm tra và chỉnh sửa. Bắt đầu từ lớp 8, bên cạnh các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bằng cách đặt câu hỏi đã học ở lớp 6 và 8, HS sẽ được rèn luyện tìm ý bằng các cách khác như suy luận (từ khái quát đến cụ thể), so sánh, đối chiếu; lập dàn ý theo sơ đồ (graph hoặc sơ đồ tư duy). Ngoài ra, mỗi bài còn rèn luyện một kĩ năng viết như: viết mở bài, kết bài; viết đoạn văn theo các cấu trúc khác nhau; câu khẳng định, phủ định và biểu cảm trong văn bản nghị luận; dẫn chứng và phân tích dẫn chứng, câu chuyển đoạn,...

Viết

Các kiểu văn bản trong sách Ngữ văn 8

h) Nói và nghe

Tương tự phần Viết, nội dung phần Nói và nghe cũng có hai mục: một là định hướng; hai là thực hành với các đề luyện tập thường gắn với nội dung đã đọc hiểu và viết ở các tiết trước.

Nói và nghe

Các nội dung để rèn luyện kĩ năng phần Nói và nghe trong sách Ngữ văn 8

i) Tự đánh giá (HS làm ở nhà, nếu có thời gian có thể thực hành trên lớp)

Phần này giúp HS tự đánh giá kết quả học bài. Đánh giá kết quả đọc hiểu thông qua một đoạn văn bản ngắn có thể loại và kiểu văn bản tương tự đã học, nêu các câu hỏi, kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận. Đánh giá kĩ năng viết qua yêu cầu viết câu trả lời ngắn hoặc viết đoạn văn. HS ghi kết quả tự đánh giá ra vở, ví dụ: câu 1 – A, câu 2 – D, câu 3 – B,...

k) Hướng dẫn tự học (HS làm ở nhà)

Cuối mỗi bài học nêu gợi ý các văn bản đọc thêm, địa chỉ các trang web (nếu có) và hướng dẫn HS cách tìm, thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học.

Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe cho việc soạn văn 8

a) Kĩ năng đọc

Truyện

Khi đọc văn bản truyện, ngoài các yêu cầu chung, các bạn học sinh cần chú ý hai thể loại sau:

Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe cho việc soạn văn 8

Thơ

Khi đọc văn bản thơ, ngoài các yêu cầu chung, các bạn học sinh cần chú ý đến hai thể loại sau:

Thơ

Kịch bản văn học

Khi đọc văn bản hài kịch, các bạn học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:

Kịch bản văn học

Văn bản nghị luận

Khi đọc văn bản nghị luận, ngoài các yêu cầu, các bạn học sinh cần chú ý hai kiểu văn bản sau:

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

Khi đọc văn bản thông tin, ngoài các yêu cầu chung, các bạn học sinh cần chú ý hai kiểu văn bản sau:

Văn bản thông tin

b) Kĩ năng viết

Để rèn luyện kĩ năng viết có hiệu quả ở lớp 8, các bạn học sinh cần chú ý những yêu cầu sau:

Bảo đảm rèn luyện viết theo quy trình bốn bước: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý; kiểm tra và chỉnh sửa.

Bảo đảm thực hành, rèn luyện mỗi kiểu bài theo hướng dẫn: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý; viết; kiểm tra và chỉnh sửa.

Chú ý yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết ở sách Ngữ văn 8, gồm:

Viết mở bài, kết bài.

Viết đoạn văn biểu cảm.

Viết các đoạn diễn dịch, quy nạp và phối hợp.

Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ, kịch,...

Câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm trong văn bản nghị luận.

Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng; câu chuyển đoạn trong bài nghị luận.

Các loại bằng chứng, phân tích và trình bày bằng chứng trong bài nghị luận.

Tóm tắt tác phẩm trong bài thuyết minh; cách xưng hô trong bài viết.

Lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học.

c) Kĩ năng nói và nghe

Để rèn luyện kĩ năng nói và nghe, các bạn học sinh cần chú ý những yêu cầu sau:

Bảo đảm rèn luyện nói và nghe theo quy trình: chuẩn bị nội dung; thực hành nói và nghe; trao đổi, rút kinh nghiệm.

Thực hành nói và nghe theo hướng dẫn của sách giáo khoa.

Rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở mọi nơi, mọi lúc.

Xem thêm:

[Bảng tổng hợp] Hệ thống kiến thức soạn văn 8 Cánh diều

Cách chuẩn bị soạn văn 8 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa đủ ý

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã chia sẻ tới các bạn học sinh tài liệu “Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe” - đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích cho các bạn trong việc học văn và đặc biệt là việc chuẩn bị bài và soạn văn 8 trước khi lên lớp đó. Học là Giỏi chúc bạn học tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết sau. Tạm biệt mọi người!

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

12+ dẫn chứng về tuổi trẻ ấn tượng nhất
schedule

Thứ tư, 2/4/2025 09:44 AM

12+ dẫn chứng về tuổi trẻ ấn tượng nhất

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời, nơi chứa đựng những khát vọng, đam mê và tinh thần xung kích không ngừng. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cho bạn những dẫn chứng về tuổi trẻ giúp bạn xây dựng bài nghị luận xã hội ấn tượng và đạt kết quả cao nhất.

12+ dẫn chứng về lòng yêu nước hay nhất
schedule

Thứ hai, 31/3/2025 09:55 AM

12+ dẫn chứng về lòng yêu nước hay nhất

Lòng yêu nước luôn hiện hữu trong mọi thời kỳ lịch sử dân tộc, từ những trang sử hào hùng của cha ông đến những hành động cao đẹp của thế hệ trẻ hôm nay. Việc tìm hiểu và tôn vinh những tấm gương sáng đó là động lực mạnh mẽ để mỗi người thêm yêu và cống hiến cho đất nước. Gia sư online Học là Giỏi sẽ mang đến cho bạn những dẫn chứng về lòng yêu nước giúp bạn viết bài nghị luận xã hội đạt điểm tốt nhất.

10+ dẫn chứng về bạo lực học đường phổ biến nhất
schedule

Thứ hai, 31/3/2025 08:07 AM

10+ dẫn chứng về bạo lực học đường phổ biến nhất

Bạo lực học đường luôn là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam hay rộng hơn là trên toàn thế giới. Những dẫn chứng về bạo lực học đường ngày càng nhiều, phơi bày sự khốc liệt của các hình thức bạo hành từ thể chất, tinh thần đến mạng xã hội. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cho bạn những dẫn chứng về bạo lực học đường giúp bạn mở rộng ý tưởng và viết bài nghị luận xã hội một cách hấp dẫn hơn.

15+ dẫn chứng về lòng hiếu thảo ấn tượng nhất
schedule

Thứ sáu, 28/3/2025 10:08 AM

15+ dẫn chứng về lòng hiếu thảo ấn tượng nhất

Lòng hiếu thảo từ lâu đã trở thành một giá trị đạo đức quan trọng, là sợi dây kết nối tình cảm gia đình qua bao thế hệ. Gia sư trực tuyến Học là Giỏi sẽ mang đến cho bạn những dẫn chứng về lòng hiếu thảo giúp bạn phát triển ý tưởng viết bài văn nghị luận xã hội một cách cuốn hút hơn.

Các bài văn mẫu tuyển chọn nghị luận về lòng hiếu thảo
schedule

Thứ năm, 27/3/2025 10:18 AM

Các bài văn mẫu tuyển chọn nghị luận về lòng hiếu thảo

Lòng hiếu thảo từ lâu đã trở thành một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong đời sống con người. Gia sư online Học là Giỏi cung cấp dàn ý chi tiết cùng bài nghị luận về lòng hiếu thảo để hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận xã hội nhé.

Những bài nghị luận về mạng xã hội ấn tượng nhất
schedule

Thứ năm, 27/3/2025 07:01 AM

Những bài nghị luận về mạng xã hội ấn tượng nhất

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó kết nối con người, dễ dàng tiếp cận kho tàng tri thức nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Gia sư online Học là Giỏi mang đến dàn ý chi tiết và bài nghị luận về mạng xã hội tham khảo giúp bạn nâng cao chất lượng bài văn một cách hiệu quả nhé.

message.svg zalo.png