Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

[Bảng tổng hợp] Hệ thống kiến thức soạn văn 8 Cánh diều

schedule.svg

Thứ ba, 23/4/2024 03:14 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Với mong muốn giúp các bạn học sinh chủ động ôn luyện kiến thức, soạn bài và chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp thuộc nội dung chương trình Ngữ văn 8 - Bộ Cánh diều, Học là Giỏi gửi đến các bạn bảng hệ thống kiến thức Ngữ văn 8. Học là Giỏi mong rằng đây chính là tài liệu học tập cần thiết, đồng hành và giúp các bạn vượt qua những kì thi sắp tới với điểm số cao nhất.

Mục lục [Ẩn]

Bảng hệ thống các tác phẩm học kì 1

Sách Ngữ văn 8, Tập một, Bộ Cánh diều

Sách Ngữ văn 8, Tập một, Bộ Cánh diều

Bài

Văn bản

Tác giả

Xuất xứ / Hoàn cảnh sáng tác

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

1. Truyện ngắn

Tôi đi học

Thanh Tịnh (1911 – 1988)

Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.Truyện kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam

Trích trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản năm 1937. 

- Khắc họa những con người nơi làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết yêu thương, sẻ chia.

- Đề cao tinh thần chia sẻ, lòng nhân hậu và tình yêu thương giữa con người với con người.

- Tự sự kết hợp miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ.

- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ.


 

Người mẹ vườn cau

Nguyễn Ngọc Tư

Trích “Xa xóm mũi”Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.

- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.


 

Chuỗi hạt cườm màu xám

Đỗ Bích Thủy

- Vị Xuyên - 1994.

- Trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục, 2004

Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám. 

2. Thơ sáu chữ, bày chữ

Nắng mới

Lưu Trọng Lư

(1912 – 1991)

Bài thơ “Nắng mới” được trích từ tập thơ “Tiếng thu”, xuất bản năm 1939Bài thơ là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình. Qua đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

- Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi.

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ

Nếu ngày mai về Chiêm Hóa

Mai Liễu

(1949 – 2020)

Trích trong Thơ Mai Liễu, NXB Nhà văn, Hà Nội, năm 2015.Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

Đường về quê mẹ

Đoàn Văn Cừ

Xuất xứ: Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.Văn bản nói về những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ, diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

- Ngôn từ giản dị, hình ảnh chân thực và sống động.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng.

- Nghệ thuật tả thực.

Quê người

Vũ Quần Phương

Bài thơ này được viết vào năm 1943 và đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương đã giúp em hiểu thêm phần nào về tâm tư, tình cảm của những người con xa xứ khi nhớ về quê hương của mình. Quê hương trong nỗi nhớ của họ thật sâu sắc, thấm thía, ngọt ngào. 

- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp tu từ: Phép điệp, phép đối. 

- Từ ngữ giàu cảm xúc, có tính tượng hình, tượng thanh cao.

3. Văn bản thông tin

Sao băng

Hồng Nhung

Theo kienthuctonghop.vn, 14-11-2020Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng.Cấu trúc chặt chẽ, giải thích cặn kẽ, rõ ràng, làm tăng tính chân thực thông tin trong văn bản.

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Lưu Quang Hưng

Theo tiasang.com.vn, 25-3-2020Văn bản nói về sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống con người là bài toán khó cần giải quyết trong thế kỉ XXI.

- Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.

- Văn bản sử dụng các kênh chữ, kênh hình có sự so sánh trong biểu đồ nhằm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại

Mơ Kiều

Theo khbvptr.vn,  2/11/2020Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

Hoàng Tần, Trần Thủy Hoa

Trích 10 vạn câu hỏi vì sao, tập Động vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016Văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì nó đưa ra các kiến thức khoa học cơ sở để giải thích cụ thể, chi tiết về hiện tượng chim bồ câu không bị lạc đường. Nhờ khả năng đó mà các nhà khoa học Ốc-xpho phát hiện ra rằng thông qua đường bay mà chim bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. 

4. Hài kịch và truyện cười

Đổi tên cho xã

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)

Văn bản Đổi tên cho xã là văn bản trích từ vở hài kịch Bệnh sĩ nổi tiếng của Lưu Quang VũVăn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.Văn bản sử dụng thủ pháp phóng đại, tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước sâu sắc và giàu ý nghĩa.

Cái kính

A - dít - nê xin

Văn bản Cái kính là một trong những sáng tác nổi bật của tác giả Nê-xin.

- Truyện Cái kính kể lại câu chuyện một người bị bệnh “tưởng”, mắt bình thường nhưng bị ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bác sĩ khám một kiểu khác nhau, ngược nhau.

- Văn bản Cái kính như là một truyện đùa, phê phán nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, … Qua đó, cũng phê phán một số thầy thuốc (bác sĩ) chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung chuyện như là câu chuyện đùa, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và bài học sâu sắc cho người đọc.

Cốt truyện giản dị, đời thường, sử dụng thành công thủ pháp phóng đại để tạo ra được tiếng cười phê phán, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thấm thía.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Môlie (1622-1673)

- Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang”(1670).

- Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II.

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang. Từ đó phê phán những con người đã dốt còn thích thể hiện, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

- Lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành thành công, rõ nét.

Thi nói khoác

 Theo Truyện cười dân gian Việt Nam, Thi nói khoác, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2009.Truyện phê phán những kẻ có tính khoác lác. Câu chuyện là một lớp đối thoại của các vị quan với nhau, ai nấy đầu khoái chí với lời nói khoác của mình nhưng cuối cùng vẫn phải sợ hãi trước lời nói khoác của anh lính hầu.

- Cách kể chuyện ngắn gọn, gây ấn tượng cho người đọc.

- Có yếu tố gây cười, hài hước.

Treo biển

Trương Chính

Theo Truyện cười dân gian Việt Nam, Thi nói khoác, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2009.Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

- Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.

- Kết thúc độc đáo, bất ngờ.

- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười.

5. Nghị luận xã hội

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tỳ tướng hịch văn được viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2Hịch tướng sĩ từ xưa đã được xem là một "thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ…) chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).

- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động người đọc.

Nước Đại Việt ta

Nguyễn Trãi (1380-1442)

Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo.Nước ta có độc lập chủ quyền trên có vua, dưới có dân, có đạo lí dân tộc không chịu khuất phục trước kẻ thù có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, độc lập dân tộc trong tư tưởng nhân nghĩa vì dân.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

- Giàu chứng cứ lịch sử, cảm xúc tự hào, giọng hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng ngân vang.

Chiếu dời đô

Lý Thái Tổ 

Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Dương Trung Quốc

Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh niên mở ra từ ngày 27-3 đến 30-6-2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc. Văn bản đã cho ta thấy được dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống, văn hóa, người Việt Nam đi đâu cũng có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Vũ Khoan

- Bài văn này được viết vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thế kỉ diễn ra trên toàn thế giới. 

- Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập "một góc nhìn của tri thức"(NXB trẻ TPHCM 2002)

Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yêu của người Việt Nam; từ đó đưa ra những lời khuyên thiết thực đối với thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng dựng đất nước trong thế kỉ mới.

- Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị.

- Sử dụng cách so sánh: người Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử - khác nhau.

- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động.

Bảng hệ thống các tác phẩm học kì 2

Sách Ngữ văn 8, Tập hai, Bộ Cánh diều

Sách Ngữ văn 8, Tập hai, Bộ Cánh diều

Bài

Văn bản

Tác giả

Xuất xứ / Hoàn cảnh sáng tác

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

6. Truyện

Lão Hạc

Nam Cao

“Lão Hạc” (1943) là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao

- Truyện ngắn “Lão Hạc” đã kể lại một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến nước ta trước Cách mạng tháng 8/1945.

- Thông qua truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn thể hiện sự xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ; đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng. Và cuối cùng, nhà văn đã chia sẻ, cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ.

- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc họa tâm lí tinh tế.

- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.

- Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác.

Trong mắt trẻ

Ê-xu-pe-ri (1900 – 1944)

Đoạn trích trong SGK gồm chương I, chương II và chương cuối (chương XXVII) của truyện Hoàng tử bé.Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc họa tâm lí tinh tế.

- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.

- Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện. 

- Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác.

Người thầy đầu tiên

Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (1928 – 2008)

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Ai-ma-tốp sáng tác năm 1962. 

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.


 

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp dẫn cho văn bản.

Cố hương

Lỗ Tấn (1881-1936)

Cố hương là 1 trong những truyện ngắn tiêu biểu của tập "Gào thét"(1923)Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.

- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

- Xây dựng hả mang ý nghĩa biểu tượng.

- Kết hợp giữa kể và tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.


 

7. Thơ Đường luật

Mời trầu

Hồ Xuân Hương

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời trầu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIXBài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà, là tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa. Chỉ với 4 câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Sử dụng những từ ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

- Sử dụng những từ ngữ liên quan đến ca dao, thành ngữ, tục ngữ.

Vịnh khoa thi Hương

Trần Tế Xương (1870-1907)

Văn bản Vịnh khoa thi hương được sáng tác năm 1897, là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.Bài thơ vừa ghi lại cảnh nhập trường vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.Nghệ thuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

Xa ngắm thác núi Lư

Lý Bạch (701 - 762)

 Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" đã phần nào khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch: đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng, nó tương đồng với phong cách thơ mà Lý Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo.

- Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm.

- Nghệ thuật so sánh và phóng đại.

- Tả cảnh ngụ tình.

Cảnh khuya

Hồ Chí Minh

Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết (bằng chữ quốc ngữ) ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị.

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,…

Qua Đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX. Tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của nhân vật trữ tình.

- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

-  Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ.

-  Miêu tả kết hợp biểu cảm.

-  Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.


 

8. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Quang Trung đại phá quân Thanh

Nhóm tác giả Ngô gia văn phái

Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”.Tác phẩm vừa làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, một vị vua văn võ toàn tài, vừa nói lên tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cùng quân xâm lược nhà Thanh.

- Ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét.

- Sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.

Đánh nhau với cối xay gió

Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616)

Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được trích từ chương VIII của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.

- Có giọng điệu hài hước, phê phán.

Bên bờ Thiên Mạc

Hà Ân

Bên bờ Thiên Mạc là tập truyện lịch sử gồm năm chương. Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc thuộc chương 4.Đoạn trích kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.

- Cách diễn tả tâm lý nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn. 

- Sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của tác giả. 

Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố(1893-1954)

Đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn”.Tác giả Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác,bất nhân của thực dân phong kiến đương thời ; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương yêu vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật rõ nét.

- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.

- Ngôn ngữ kể chuyện,miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc.

9. Nghị luận văn học

Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”

Lê Trí Viễn (1919-2012)

Trích trong tập “Đến với thơ hay”, NXB Giáo dục, 1997Văn bản tập trung nói về vẻ đẹp của nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận.

- Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”

Ngô Văn Giá

Trích “Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông”, NXB Giáo dục, 1997Văn bản tập trung nói về tinh thần nhân vật, sự nhân đạo cao cả của tác phẩm Lão Hạc. Đồng thời, tác phẩm cũng ca ngợi sự tài hoa của tác giả Nam Cao.

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận.

- Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư

Lê Quang Hưng

Trích từ “Đến với tác phẩm văn chương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007Văn bản đã tập trung nêu lên cũng như làm rõ các chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh – những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

- Bố cục văn bản mạch lạc, lô gic, giúp cho người đọc tiện theo dõi.

- Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu).

- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.

“Hoàng tử bé” - một cuốn sách diệu kì

Theo taodan.com.vn

Theo taodan.com.vn

Tác giả đã chỉ ra hai bài học rút ra từ truyện “Hoàng tử bé” đó là: 

- Không nên nhìn cuộc sống phiến diện một chiều, phải luôn đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn mọi việc đa diện nhiều chiều có như vậy ta mới cảm nhận, nhìn nhận được hết tất cả mọi mặt của vấn đề và không mắc sai lầm khi đưa ra quan điểm cá nhân.

- Ta phải luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng trong cuộc sống thì ước mơ, hoài bão của ta mới có thể thành hiện thực, nếu không đủ nỗ lực điều tuyệt vời sẽ không bao giờ đến.

- Mỗi phần đều có tên đầu mục in nghiêng, in đậm.

- Trong phần phân tích có sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề.

- Cuối mỗi phần đều có đoạn kết luận về một bài học.


 

10. Văn bản thông tin

“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” - tác phẩm không bao giờ dành cho thiếu nhi

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

Theo sachhaynendoc.net, 23-05-2019Bằng sức tưởng tượng sáng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc ấn tượng.

-  Số lượng nhân vật đông đảo

- Khắc họa nhân vật chân thực, sinh động chân dung của Trần Quốc Toản.

- Nội dung phần 1 và nội dung phần 2 là khách quan về tác phẩm, còn nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm.

- Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) giúp người đọc nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, làm cho văn bản thêm sinh động.

Bộ phim “Người cha và con gái”

Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt

Theo vtc.vn, 30-09-2017Bộ phim nói về tình cảm phụ tử xúc động, lấy khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt. 

- Bộ phim không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền, hình ảnh để biểu đạt thông điệp kết hợp bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp.

- Âm thanh và hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật.

Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ”

Lucy Hawking và bố cô Stephen W. Hawking (nhà vật lý lý thuyết người Anh)

Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ được phát hành tại Việt Nam từ năm 2008 qua bản dịch của dịch giả Lê Minh Đức, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Văn bản trong sách giáo khoa được trích tại nguồn: vnexpress.net, 24-03-2008.Văn bản tập trung nêu lên những thông tin cơ bản về cuốn sách cũng như những nét đặc sắc nhất giúp người đọc dễ tiếp cận hơn và cảm thấy thu hút hơn để tìm đọc đến cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ”.

- Thông tin được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể.

- Văn bản đan xen những nhận định, đánh giá của người viết, giúp người đọc hiểu hơn về ý tưởng của nhà văn.

- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình hình ảnh trang bìa cuốn sách.

Tập truyện “Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh

Trần Hữu Tá

Trích Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2003Tác giả tập trung viết về nông thôn xứ Huế quê ông.Nội dung văn bản được trình bày theo trật tự: Giới thiệu khái quát về tập Quê mẹ; giới thiệu nội dung tập truyện; nhận xét, đánh giác về tập truyện.


Như vậy, Học là Giỏi đã chia sẻ tới các bạn học sinh Bảng hệ thống kiến thức soạn văn 8 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc học văn và soạn văn sau này. Học là Giỏi chúc các bạn học sinh học tập thật tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết sau. 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:57 AM

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng

Sự phát triển như vũ bão của CNTT có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức thông qua Internet. Các nền tảng gia sư online đang tạo được tiếng nói nhất định. Học sinh và phụ huynh đang phân vân chưa chốt được nơi uy tín? Gia sư online Học là Giỏi đã tổng hợp cho các bạn những nền tảng chất lượng nhất.

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:39 AM

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất

Lịch sử là một phần quan trọng của con người và xã hội. Mỗi cá nhân đều cần phải học lịch sử để có một thế giới quan đúng đắn, hiểu được mỗi bước đi thế giới, của dân tộc để không chỉ tôn vinh những thế hệ người Việt Nam đã làm nên cơ đồ đó, mà còn biết ứng xử, hành động như thế nào để xứng đáng với thế hệ cha ông. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa tìm ra được cách học lịch sử đúng đắn. Hôm nay, Gia sư online Học là Giỏi sẽ giới thiệu đến các bạn top 6 cách học lịch sử đỉnh nhất.

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:33 AM

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online

Hình thức gia sư online, gia sư dạy kèm trực tuyến còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức gia sư online phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, khả năng tài chính, điều kiện học tập,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bài viết dưới đây của Học là Giỏi sẽ trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về vấn đề gia sư online để giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con bạn nhé!

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:27 AM

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả

Ngày nay, việc học online đã dần trở nên phổ biến, giúp người học chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách học online đem lại hiệu quả nhất. Hôm nay Gia sư online Học là Giỏi sẽ mách bạn một số phương pháp khiến cho lựa chọn học online là quyết định đúng đắn của bạn.

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:14 AM

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm

Với lịch học bận rộn, học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến các trung tâm học thêm. Bạn đang băn khoăn có nên học gia sư online không? Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu, phân tích chi tiết ưu nhược điểm của học gia sư online để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé!

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội
schedule

Thứ bảy, 8/6/2024 07:06 AM

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội

Sáng 8/6, gần 110.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút. Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn của Hà Nội năm 2024 đã "gọi tên" tác phẩm Đồng chí. Cùng Gia sư online Học là Giỏi tham khảo ngay đáp án và thang điểm của đề thi đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội nhé!

message.svg zalo.png