Trang chủ › Cẩm nang học tập › Bí quyết bứt phá

Cách để chuẩn bị bài soạn văn 8 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa đủ ý

schedule.svg

Thứ năm, 4/4/2024 08:28 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Từ lâu, việc soạn văn đã trở thành “nỗi ám ảnh” của rất nhiều học sinh trước khi tới lớp vì phải trả lời những câu hỏi có dung lượng câu chữ không hề ngắn, về một tác phẩm chưa được học qua. Vậy làm thế nào để ta có thể khám phá được những điều hay, vẻ đẹp trong các tác phẩm văn học nói chung và văn 8 kết nối tri thức nói riêng? Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ của Trung tâm Gia sư Học là Giỏi dưới đây để biết cách chuẩn bị bài soạn văn 8 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa đủ ý mà lại không cảm thấy nhàm chán nha!

Mục lục [Ẩn]

Đôi nét về soạn văn và sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn văn là gì?

Soạn văn là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mục đích giúp các em học sinh học tốt và chủ động trong bộ môn ngữ văn. Cũng giống như các bộ môn khác phải chuẩn bị bài học trước khi lên lớp, việc soạn văn sẽ giúp các em học sinh có thể dễ dàng nắm bắt các nội dung của bài học, chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức trong bộ môn Ngữ Văn.

Đôi nét về soạn văn và sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Tiết dạy minh họa, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức với cuộc sống

Giới thiệu sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Về tác giả:

- Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên)

- Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đặng Lưu (Đồng Chủ biên)

- Dương Tuấn Anh, Lê Trà My, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương

Nhà xuất bản:

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Giới thiệu sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Giới thiệu sách Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
Sách Ngữ văn 8, Kết nối tri thức với cuộc sống (Tập 1, 2)

Về nội dung, cấu trúc sách:

Với Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức, các em sẽ khám phá thế giới phong phú của văn học và ngôn ngữ, qua đó hiểu thêm về chính mình và về con người, cuộc sống xung quanh. Tương tự sách Ngữ văn ở hai lớp trước, Ngữ văn 8 cũng thiết kế các bài học theo cách lồng ghép hệ thống loại, thể loại văn bản với hệ thống chủ đề. Cấu trúc mỗi bài học tiếp tục được tổ chức theo các mạch hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Tuy vậy, hệ thống loại, thể loại văn bản cũng như chủ đề và nội dung của các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có nhiều điểm mới mẻ so với những gì mà các em đã học.

Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức gồm 10 bài lớn, chia làm hai tập, mỗi tập dùng trong một học kì.

TẬP 1

TẬP 2

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 3: Lời sông núi

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 5: Những câu chuyện hài

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Các bước để chuẩn bị bài soạn văn 8 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa đủ ý

Bước 1: Xác định chính xác thời gian soạn văn

Làm thế nào để ta có thể khám phá được những điều hay, vẻ đẹp trong tác phẩm mà hôm sau ta mới học? Trước tiên phải là thời gian. Hãy dành một khoảng thời gian tương đối để chuẩn bị bài (một đến hai tiếng), không nên nóng vội soạn cho mau, cho chóng. Thời gian đó bao gồm cả việc đọc văn bản, suy nghĩ trả lời và ghi chép.

Bước 2: Đọc kỹ nội dung bài cần soạn

- Đọc kỹ phần Tri thức ngữ văn

Để có thể soạn văn vừa ngắn gọn vừa đủ ý, điều cơ bản đầu tiên của mỗi em học sinh chính là đọc phần Tri thức ngữ văn để có thêm các kiến thức về loại, thể loại văn bản và kiến thức tiếng Việt. Em cần nắm vững các kiến thức này để đọc hiểu văn bản tốt hơn và vận dụng trong viết, nói và nghe.

- Đọc kỹ phần Đọc văn bản

Các em cần đọc thầm hoặc đọc thành tiếng tùy vào mục đích đọc ở từng thời điểm. Mỗi bài đọc thường có hai văn bản đọc thuộc loại, thể loại văn bản được học trong bài và một văn bản đọc kết nối về chủ đề với các văn bản đọc chính.

- Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa

Phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú.

- Đọc kỹ phần tìm hiểu về tác giả

Ở đây cung cấp một số thông tin ngắn gọn, góp phần giúp em đọc hiểu văn bản tốt hơn. Thông tin về tác giả chỉ được đưa vào sách khi nó thực sự cần thiết đối với việc đọc hiểu văn bản nên khi soạn văn, các em cũng chủ động tìm hiểu thêm các thông tin về tác giả trên các nguồn khác.

Bước 3: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

- Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần Đọc văn bản

Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần Đọc văn bản chính là nền tảng quan trọng giúp học sinh trong việc đọc hiểu văn bản đó. Vì vậy việc trả lời lần lượt các câu hỏi ở các phần Trước khi đọc, Đọc văn bản và Sau khi đọc trong sách giáo khoa là những gợi ý, hướng dẫn để em đọc hiểu văn bản hiệu quả hơn.

- Trả lời các câu hỏi phần Thực hành tiếng Việt

Phần Thực hành tiếng Việt dành cho em cơ hội vận dụng kiến thức về ngôn ngữ để nhận biết và phân tích các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt trong văn bản đọc. Vì vậy, để soạn phần Thực hành tiếng Việt, ở những bài có kiến thức tiếng Việt mới (đã nêu trong Tri thức ngữ văn), có mục “nhận biết” được đặt trong khung bên phải, em dựa vào đó để hoàn thành câu hỏi/bài tập tốt hơn.

- Trả lời các câu hỏi trong phần Viết

Phần Viết bao gồm yêu cầu đối với kiểu bài, phân tích bài viết tham khảo và thực hành viết theo các bước. Em cần thực hiện các bước theo hướng dẫn của sách và yêu cầu chuẩn bị trước khi lên lớp của thầy cô để viết được bài văn theo yêu cầu.

- Trả lời câu hỏi phần Nói và nghe

Nói và nghe là hoạt động tiếp nối đọc và viết, vì vậy em cần tìm hiểu kĩ quy trình và thực hiện theo hướng dẫn. Để từ đó có thể tự tin trao đổi, thảo luận cùng các bạn và tích cực thể hiện ý kiến về các vấn đề được nêu ra trong giờ học trên lớp nha.

- Trả lời câu hỏi phần Thực hành đọc

Thực hành đọc là phần tạo cho em cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng được học trong bài để tự đọc một văn bản mới. Trước mỗi văn bản thực hành đọc đều có một số hướng dẫn và gợi ý giúp em đọc hiểu văn bản tốt hơn. Hãy dựa vào đó để chuẩn bị và soạn bài trước khi lên lớp.

Bước 4: Sưu tầm các tài liệu kiến thức khác ở sách tham khảo

Có nhiều người phản đối học sinh sử dụng sách tham khảo, sách Để học tốt. Những cuốn sách này bản thân nó không xấu, mà chỉ có cách sử dụng nó chưa phù hợp mà thôi. Cách sử dụng sách phù hợp là, đọc và nắm đại ý. Sau đó so sánh với suy nghĩ trước đó của mình.Có thể đọc sách tham khảo để giúp ta tháo gỡ băn khoăn, thắc mắc, tìm thấy cách diễn đạt hay, sắc sảo, bổ sung thêm cách hiểu, vốn từ ngữ của mình. Sau đó gấp sách lại rồi lần lượt trả lời câu hỏi cho cẩn thận, tỉ mỉ hơn.

để học tốt ngữ văn lớp 8 kết nối tri thức tập 1
để học tốt ngữ văn lớp 8 kết nối tri thức tập 2
Sách Để học tốt Ngữ văn 8, Kết nối tri thức với cuộc sống (Tập 1, 2)

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã chia sẻ với các em cách để chuẩn bị bài soạn văn 8 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa đủ ý. Tuy nhiên, để có thể thực sự thoát khỏi “nỗi ám ảnh” với việc soạn văn, các em học sinh cần nuôi dưỡng hứng thú với môn học, soạn văn theo cách hiểu của chính mình, và không phụ thuộc vào văn mẫu hay soạn văn quá dài. Có như vậy, tự nhiên các em sẽ có hứng thú với việc soạn văn và từ đó việc học văn sẽ trở nên thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều.

Xem thêm:

Hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe - Tài liệu hữu ích cho việc soạn văn 8

Bật mí cách phân tích bài thơ Thu điếu hay như học sinh giỏi

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Đáp án, đề thi môn văn vào 10 tỉnh Bạc Liêu 2025 mới nhất
schedule

Thứ tư, 21/5/2025 08:40 AM

Đáp án, đề thi môn văn vào 10 tỉnh Bạc Liêu 2025 mới nhất

Bạn đang cần tìm đề thi và đáp án môn Ngữ văn vào lớp 10 năm học 2025-2026 tại tỉnh Bạc Liêu để tham khảo hoặc so sánh kết quả? Học là Giỏi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đầy đủ nội dung đề thi giúp bạn hiểu rõ cấu trúc đề và nhanh chóng kiểm tra độ chính xác trong bài làm của mình.

Tổng hợp những dẫn chứng về tình yêu quê hương
schedule

Thứ sáu, 16/5/2025 04:06 AM

Tổng hợp những dẫn chứng về tình yêu quê hương

Tình yêu quê hương là sợi dây vô hình gắn bó con người với cội nguồn, hun đúc nên lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm với đất nước. Qua dòng chảy lịch sử và trong nhịp sống hiện đại, tình yêu quê hương được thể hiện trên nhiều phương diện, chứng minh rằng ngọn lửa yêu nước chưa bao giờ tắt trong tim người Việt. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng tình yêu quê hương để bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao hơn nhé.

10+ dẫn chứng về sự sẻ chia trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ năm, 15/5/2025 08:31 AM

10+ dẫn chứng về sự sẻ chia trong nghị luận xã hội

Sự sẻ chia là một trong những phẩm chất đáng trân trọng trong cuộc sống, góp phần kết nối con người và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về sự sẻ chia, qua đó bài văn nghị luận xã hội của bạn thêm chặt chẽ, và thuyết phục hơn nhé.

15+ dẫn chứng về tinh thần tự học trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ sáu, 9/5/2025 04:11 AM

15+ dẫn chứng về tinh thần tự học trong nghị luận xã hội

Trong cuộc sống hiện đại, tinh thần tự học giúp chúng ta tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp và cuộc sống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng về tinh thần tự học trong bài viết dưới đây giúp bạn làm phong phú thêm nội dung cho bài nghị luận xã hội nhé.

Dẫn chứng về nghiện game trong văn nghị luận
schedule

Thứ năm, 8/5/2025 10:19 AM

Dẫn chứng về nghiện game trong văn nghị luận

Game online ngày nay trở thành nỗi lo của nhiều gia đình, không ít bạn trẻ chìm đắm trong thế giới ảo, bỏ quên thực tại. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về nghiện game trong bài viết dưới đây để bạn có thể bổ sung cho bài nghị luận xã hội của mình.

Tổng hợp dẫn chứng về lòng kiên trì trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ năm, 8/5/2025 08:16 AM

Tổng hợp dẫn chứng về lòng kiên trì trong nghị luận xã hội

Dù là trong học tập, công việc hay cuộc sống, những tấm gương kiên trì luôn mang lại những bài học quý giá. Bằng những dẫn chứng về lòng kiên trì trong bài viết sau, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn xây dựng một bài nghị luận xã hội thuyết phục và đạt điểm cao nhé.

message.svg zalo.png