Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Bật mí cách phân tích bài thơ Thu điếu hay như học sinh giỏi

schedule.svg

Thứ năm, 9/5/2024 06:59 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Thu điếu (hay Câu cá mùa thu) là thi phẩm do Nguyễn Khuyến sáng tác, bài thơ khắc hoạ hình ảnh làng quê Việt Nam vào mùa thu và kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu quê hương, đất nước của vị thi sĩ. Hãy cùng Học là Giỏi đi tìm hiểu bài thơ này qua bài viết Bật mí cách phân tích bài thơ Thu điếu hay như học sinh giỏi nhé!

Mục lục [Ẩn]

Nhà thơ Nguyễn Khuyến và chùm thơ về mùa thu nổi tiếng

Trước khi phân tích bài thơ Thu điếu, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ sau nhé. 

  • Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt. 
  • Năm 1871, ông thi đỗ cả Hội nguyên và Đình nguyên. Ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. 
  • Sau khi đỗ đạt ông đã ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn. Sau đó, cảm thấy bất lực trước cảnh đất nước bị xâm lược, đạo đức xã hội suy đồi, chốn quan trường đen tối, ông đã cáo quan về ở ẩn tại làng quê. Trong thời gian đó, ông tiếp tục làm thơ để bộc lộ tâm sự và thể hiện tấm lòng với dân tộc. 
  • Nguyễn Khuyến đã sống vào thời kì xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động. Và ông đã chọn cho mình một cách sống theo đạo thông thường của những nhà Nho có nhân cách: bất hợp tác với cường quyền về sống cuộc sống nghèo khổ nhưng thanh bạch chốn làng quê.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng của thi đàn Việt Nam

Trong gia tài tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Khuyến, chùm thơ về mùa thu gồm Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh là những thi phẩm nổi bật, được tán dương trong nhiều thập kỷ. Mùa thu vốn không phải là đề tài xa lạ, nhiều thi sĩ đã mượn cảm hứng từ “nàng thơ” này và sáng tác nên vô số bài thơ độc đáo.

Không khí mát mẻ mà man mác nỗi buồn của mùa thu thường mang lại nhiều cảm xúc đặc biệt, Nguyễn Khuyến cũng cảm nhận được điều này. Giữa trời thu êm ái, nhà thơ đơn độc, lặng lẽ với thú vui câu cá bình dị cùng vô vàn trăn trở, bế tắc ngổn ngang trong lòng.

Câu cá mùa thu vì vậy mà vừa chứa đựng sắc thái mùa thu ở vùng đồng chiêm Bắc Bộ yên tĩnh, vừa bao hàm nỗi suy tư về đất nước, về nhân dân lầm than của người thi sĩ. Chính sự gắn bó tựa máu thịt với quê nhà đã tạo nên cho Nguyễn Khuyến sự thôi thúc sáng tác nên thi phẩm.

Bằng thể thơ thất ngôn bát cú và hàng loạt nghệ thuật viết thơ phong phú, không gian trong thi phẩm được mở ra rồi thu hẹp một cách độc đáo, gợi lên nhiều ý nghĩ sâu sắc với người đọc.

Để phân tích bài thơ Thu điếu hay cần những ý gì?

Khi phân tích bài thơ Thu điếu, đầu tiên, các em cần nắm được nội dung chính của bài thơ - đây là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam, một không gian thu trong trẻo, thanh sạch và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế. Ngoài ra, để phân tích bài thơ Thu điếu, các em cũng cần chú ý một số nội dung cụ thể như sau: 

Nhan đề:

Nhan đề “Thu điếu”: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng.

Đặc điểm thi luật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
  • Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6).

Không gian:

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:

+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.

Chủ đề:

- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

- Chủ đề ấy giúp người đọc hiểu thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng thời thế của tâm hồn thanh cao: Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt.

Nội tâm đầy trăn trở của nhà thơ được thể hiện một cách khéo léo

Dàn ý phân tích Thu điếu siêu hay

Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài. 

Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé!

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

+ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

+ "Câu cá mùa thu" là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến.

- Khái quát bức tranh mùa thu trong bài thơ: hiện lên với vẻ đẹp cổ điển vốn có của thi ca muôn đời với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ.

2. Thân bài

a. Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi về quê ở ẩn với những thú vui tuổi già đó là đi câu cá. Cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng hưởng với tâm trạng buồn bế tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân đã bật lên tứ thơ thu điếu.

- Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

b. Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được miêu tả theo điểm nhìn:

+ Từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”.

+ Từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu.

=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.

c. Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

+ Hình ảnh, màu sắc: 

  • “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
  • Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
  • Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
  • Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng → đặc trưng của mùa thu.

+ Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

  • Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng.
  • Cái thú vị nằm ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi.

+ Đường nét, chuyển động:

  • "hơi gợn tí" : chuyển động rất nhẹ -> Sự chăm chú quan sát của tác giả.
  • “khẽ đưa vèo” : chuyển động rất nhẹ rất khẽ -> Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế.
  • Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

+ Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

  • Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp.
  • Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời
  • Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.

→ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).

Câu cá mùa thu mô tả bức tranh làng quê Việt Nam thanh bình mà vắng lặng


 

d. Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” : hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người.

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” -> không đủ sức tạo nên âm thanh.

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

→ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

→ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.

e. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật miêu tả

- Bút pháp chấm phá lấy động tả tĩnh tài tình

- Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gợi hình biểu cảm

- Cách sử dụng tử vận "eo" thần tình

- Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng

- Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ

3. Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ.

- Nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ấy.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ của Học là Giỏi sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ Thu điếu. Nắm kỹ các kiến thức được chia sẻ trong bài sẽ giúp các em có thể phân tích bài thơ Thu điếu hay như học sinh giỏi và được điểm cao nha. Chúc các em học tập thật tốt và hẹn gặp lại trong các bài viết sau. Tạm biệt!


 

Tham khảo:

Soạn văn 10 thú vị hơn bằng cách sử dụng Bullet Journal

Cách nhanh nhất để lập dàn ý đề phân tích Mùa xuân nho nhỏ


 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:57 AM

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng

Sự phát triển như vũ bão của CNTT có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức thông qua Internet. Các nền tảng gia sư online đang tạo được tiếng nói nhất định. Học sinh và phụ huynh đang phân vân chưa chốt được nơi uy tín? Gia sư online Học là Giỏi đã tổng hợp cho các bạn những nền tảng chất lượng nhất.

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:39 AM

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất

Lịch sử là một phần quan trọng của con người và xã hội. Mỗi cá nhân đều cần phải học lịch sử để có một thế giới quan đúng đắn, hiểu được mỗi bước đi thế giới, của dân tộc để không chỉ tôn vinh những thế hệ người Việt Nam đã làm nên cơ đồ đó, mà còn biết ứng xử, hành động như thế nào để xứng đáng với thế hệ cha ông. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa tìm ra được cách học lịch sử đúng đắn. Hôm nay, Gia sư online Học là Giỏi sẽ giới thiệu đến các bạn top 6 cách học lịch sử đỉnh nhất.

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:33 AM

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online

Hình thức gia sư online, gia sư dạy kèm trực tuyến còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức gia sư online phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, khả năng tài chính, điều kiện học tập,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bài viết dưới đây của Học là Giỏi sẽ trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về vấn đề gia sư online để giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con bạn nhé!

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:27 AM

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả

Ngày nay, việc học online đã dần trở nên phổ biến, giúp người học chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách học online đem lại hiệu quả nhất. Hôm nay Gia sư online Học là Giỏi sẽ mách bạn một số phương pháp khiến cho lựa chọn học online là quyết định đúng đắn của bạn.

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:14 AM

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm

Với lịch học bận rộn, học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến các trung tâm học thêm. Bạn đang băn khoăn có nên học gia sư online không? Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu, phân tích chi tiết ưu nhược điểm của học gia sư online để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé!

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội
schedule

Thứ bảy, 8/6/2024 07:06 AM

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội

Sáng 8/6, gần 110.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút. Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn của Hà Nội năm 2024 đã "gọi tên" tác phẩm Đồng chí. Cùng Gia sư online Học là Giỏi tham khảo ngay đáp án và thang điểm của đề thi đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội nhé!

message.svg zalo.png