Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Tác giả Xuân Diệu - Người được mệnh danh ông hoàng thơ tình

schedule.svg

Thứ năm, 25/4/2024 04:07 AM

Khi nhắc đến sự thành công của phong trào Thơ Mới, độc giả sẽ dễ dàng nhớ tới những cái tên nổi bật như Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Huy Cận, và đặc biệt là "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, một nhà thơ tài hoa đã mở ra một hướng đi mới cho văn thơ Việt Nam. Hãy cùng Học là Giỏi đi tìm hiểu về tác giả Xuân Diệu qua bài viết sau đây nha!

Mục lục [Ẩn]

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu
Chân dung tác giả Xuân Diệu - Người được mệnh danh ông hoàng thơ tình

Tác giả Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916 tại Bình Định, quê mẹ, nhưng ông lớn lên ở Hà Tĩnh. Chính tại mảnh đất Hà Tĩnh, bút danh Trảo Nha ra đời, gắn liền với tên làng quê nơi ông trưởng thành. Khi Xuân Diệu mười một tuổi, ông rời quê nhà Tuy Phước để đến Quy Nhơn học tập.

Năm 1937, ông chuyển ra Huế và sống ở đó một năm cho đến khi tốt nghiệp trường tú tài Khải Định. Sau đó, ông theo học trường Luật tại Hà Nội và trở thành thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Cuối năm 1940, Xuân Diệu đến Mỹ Tho làm viên chức, nhưng hai năm sau, ông quay lại Hà Nội để theo đuổi nghề viết văn và sống bằng nghề này.

Khi chiến tranh nổ ra, tác giả Xuân Diệu gia nhập phong trào Việt Minh và di tản lên chiến khu Việt Bắc. Ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc và làm thư ký cho tạp chí Tiền phong của hội. Sau đó, ông cũng đảm nhiệm vai trò thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Khi đất nước trở lại thời kỳ hòa bình, Xuân Diệu chuyển về Hà Nội để sống và tiếp tục sáng tác cho đến khi qua đời.

Tác giả Xuân Diệu từng kết hôn với NSND Bạch Diệp, nhưng cuộc hôn nhân không kéo dài. Họ không có con chung và sau khi ly hôn, Xuân Diệu sống độc thân cho đến cuối đời. Cuộc sống tình cảm của "ông hoàng thơ tình" vẫn là một bí ẩn, và cho đến nay, vẫn còn nhiều thắc mắc về điều này.

Có nhiều nghi vấn cho rằng Xuân Diệu là người đồng tính và có quan hệ thân mật với các nhà thơ như Huy Cận, Tô Hoài và Hoàng Cát. Tuy nhiên, những giả định này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng và chưa có câu trả lời dứt khoát.

Tác giả Xuân Diệu và những tác phẩm tiêu biểu

Tác giả Xuân Diệu và những tác phẩm tiêu biểu
Tác giả Xuân Diệu và những tác phẩm tiêu biểu

Xuân Diệu bén duyên với nghiệp viết từ rất sớm và đã để lại cho đời một lượng lớn tác phẩm. Trong đó, hai tập thơ Gửi hương cho gió và Thơ thơ được giới văn học xem là kiệt tác, góp phần tạo nên sự nghiệp thơ ca rực rỡ của ông.

Ngoài việc sáng tác thơ, tác giả Xuân Diệu còn viết bài cho một số tờ báo như Ngày nay và Tiền phong. Ông cũng là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, ngày nay gọi là Đoàn Nhà Báo Việt Nam.

Cả cuộc đời tận tâm với nghiệp viết, Xuân Diệu đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với hơn bốn trăm bài thơ, trong đó có nhiều bài chưa được xuất bản. Ngoài hai tập thơ nổi tiếng Gửi hương cho gió và Thơ thơ được giới văn học đánh giá cao, nhiều tác phẩm khác của ông cũng được xếp vào hàng danh tác của văn học Việt Nam.

Những tác phẩm tiêu biểu bao gồm truyện ngắn Phấn thông vàng, tập thơ Thanh ca, Ngọn quốc kỳ, Một khối hồng, cùng nhiều bút ký và tiểu luận khác.

Con đường đến với thơ ca của Xuân Diệu không suôn sẻ như người bạn tri kỷ Huy Cận. Những thi phẩm của ông, dù nhận được nhiều lời khen, cũng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Xuân Diệu là một luồng gió mới thổi vào văn đàn, nhưng không phải ai cũng đủ hiểu để cảm nhận được trọn vẹn hồn thơ của ông.

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời.” – Thi nhân Việt Nam

Nguồn nhựa sống của tuổi trẻ và những xúc cảm mãnh liệt từ tình yêu trong thơ Xuân Diệu đủ sức để để làm lung lay cái khuôn khổ mà thơ xưa đã có tự bao đời. Với tài năng của mình, ông đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng vững mạnh nền Thơ mới Việt Nam.

Dù gặp nhiều khó khăn trên hành trình đổi mới thơ ca, tác giả Xuân Diệu vẫn kiên trì đấu tranh cho cái tôi độc đáo của mình trong từng tác phẩm. Chính nhờ tấm lòng luôn hướng đến “sự chín đỏ” của cảm xúc mà tác giả Xuân Diệu đã tạo nên âm hưởng riêng biệt trong làng thơ Việt Nam.

Ông hoàng thơ tình và phong cách sáng tác của riêng mình

Tác giả Xuân Diệu là một trong những tác giả nổi bật nhất của phong trào Thơ Mới lúc bấy giờ. Tâm hồn ông dường như mặc một chiếc áo quá chật so với tinh thần của thời đại, và nhà thơ luôn tìm cách thoát khỏi sự gò bó đó bằng những vần thơ của mình.

Ông được coi là gương mặt tiêu biểu nhất của trường phái lãng mạn trong thơ ca và được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Các nhà phê bình đánh giá rằng thơ Xuân Diệu chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học Pháp và luôn mang tâm trạng ám ảnh bởi bước đi của thời gian. Với Xuân Diệu, không có điều gì là vĩnh cửu, và chính vì thế, những cuộc chia ly thường xuyên xuất hiện trong thơ ông, phản ánh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết

Bèo hợp để chia tan

Người gần để ly biệt

Hoa thu không nắng cũng phai màu

Trên mặt người kia in nét đau.”

– Hoa nở để mà tàn

Hiểu được sự vô thường của cuộc sống, tác giả Xuân Diệu luôn trân trọng từng khoảnh khắc và khát khao tận hưởng mọi cảm xúc của cuộc đời. Sự nhiệt huyết đó thể hiện rõ trong từng trang thơ của ông, nơi những vần thơ như được bơm đầy nguồn nhựa sống, tạo nên những rung cảm mãnh liệt trong lòng người đọc.

Xuân Diệu khao khát sự sống nhưng cũng nuối tiếc tuổi trẻ. Có thể nói, tình yêu và thanh xuân là những chủ đề nổi bật trong thơ của "ông hoàng thơ tình." Tuy nhiên, những thi phẩm của ông cũng gợi lên một cảm xúc khác lạ, đầy nỗi băn khoăn và trăn trở trong tâm tưởng người đọc.

“Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm giữa những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu.” – Nguyễn Đăng Mạnh 

Đối với ông, tình yêu là mục đích của cuộc sống và vì thế, thơ ca Xuân Diệu luôn gắn liền với chữ tình, tâm hồn nhà thơ dạt dào cái mê luyến của tình và yêu thương đã dần trở thành động lực lớn đối với ông.

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào.”

– Bài thơ tuổi nhỏ

Cái sắc thái riêng trong mỗi vần thơ mà tác giả Xuân Diệu chắp bút đã quyện nên âm hưởng đặc biệt của riêng ông, ấy là một giai điệu rạo rực sức sống của kẻ có khát khao mãnh liệt với đời, nó sẽ mãi mãi đồng vọng tháng năm.

Thơ ca của Xuân Diệu có phong cách riêng, nhưng không vì thế mà trở nên vô hồn hoặc chỉ phản chiếu cảm xúc cá nhân của nhà thơ. Sự tài tình của tác giả Xuân Diệu thể hiện ở khả năng tạo ra sự đồng điệu với độc giả, và những tác phẩm của ông như những trái ngọt của cảm xúc, dễ dàng chạm đến trái tim của nhiều người.

Thơ Xuân Diệu không chỉ tập trung vào vẻ đẹp nội dung mà còn chú trọng đến hình thức. Sự mới mẻ trong cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, và vốn kiến thức phong phú đã khiến những bài thơ của ông có được sự tinh tế và sang trọng.

Ngoài ra, một số thi phẩm của Xuân Diệu còn kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, cho thấy sự sáng tạo và tài năng độc đáo của ông trong việc tạo nên những tác phẩm đáng nhớ.

“Càng cao càng lạnh trao lôi

Trên cung xanh vắng, lạnh thôi mấy chừng!”

– Bụi mưa mờ cũ 

Tựa như ngọn gió mát từ phương xa thổi về, Xuân Diệu đã làm xao xuyến biết bao lòng người bằng cái hồn thơ rạo rực, tràn đầy nhựa sống và mang đậm hơi thở phương Tây ấy, tên tuổi ông là một dấu son in đậm trên trang sử của nền văn học nước nhà muôn thuở về sau.

Xem thêm:

Cách để đạt điểm cao khi phân tích Tràng Giang - Huy Cận

Tác giả Tô Hoài - Cây đại thụ của nền văn học Việt Nam

Kết luận

Dù có đời tư phức tạp và không ít tin đồn, song những điều ấy vẫn không làm lu mờ được tài năng của Xuân Diệu, không phải lẽ tự nhiên mà ông được người đời suy tôn là ông hoàng thơ tình của làng thơ Việt Nam. Chính vì vậy, Học là Giỏi hi vọng rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ thêm yêu mến tác giả Xuân Diệu - một vì tinh tú trên dải ngân hà văn học của nước nhà và các tác phẩm của ông.

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
schedule

Thứ sáu, 17/1/2025 09:34 AM

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bản hòa ca dịu dàng về khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu. Qua từng câu thơ, tác giả khéo léo vẽ nên bức tranh thiên nhiên trầm lắng, mơ màng và đầy chất thơ, đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Sang thu giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo và tâm hồn tinh tế của nhà thơ nhé.

Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
schedule

Thứ sáu, 17/1/2025 06:55 AM

Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều

“Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân đầy sống động. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của tiết Thanh minh, từ đó gửi gắm những rung cảm tinh tế về con người và cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích cảnh ngày xuân để giúp bạn nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9
schedule

Thứ tư, 8/1/2025 09:18 AM

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9

"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể hiện nỗi lòng thổn thức của Thúy Kiều khi bị giam lỏng nơi đất khách quê người. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều và cũng phản ánh xã hội phong kiến tàn khốc, nơi con người phải chịu đựng đau khổ vô tận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để giúp bạn hiểu và nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.

Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi
schedule

Thứ sáu, 3/1/2025 06:50 AM

Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi

Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bởi giá trị nghệ thuật với những nhân vật được mô tả chân thực và độc đáo. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong ngữ văn lớp 9 là một trong những đoạn đặc sắc, mở ra bức tranh đẹp về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó thể hiện tài năng miêu tả nhân vật độc đáo của nhà thơ. Trong bài học này, gia sư online Học là Giỏi sẽ chỉ bạn cách phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để đạt được điểm cao nhé.

Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi
schedule

Thứ sáu, 27/12/2024 10:18 AM

Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi

Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, là một kiệt tác văn học thể hiện sự sắc bén khi mô tả về xã hội phong kiến bất công. Được viết trong hoàn cảnh đầy biến động, tác phẩm phản ánh sâu sắc số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua việc phân tích Truyện Kiều, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn thấy được những giá trị nhân văn, sự phản ánh hiện thực xã hội, và tinh thần khát khao tự do trong một thế giới đầy đau thương.

Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết
schedule

Thứ năm, 26/12/2024 09:12 AM

Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết

Trong bất kỳ bài văn nghị luận, bài thuyết trình hay cuộc tranh luận nào, luận điểm đóng vai trò then chốt, giúp truyền tải tư tưởng và làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Việc xác định và xây dựng luận điểm đúng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho bài viết, đảm bảo tính thuyết phục và sự kết nối logic giữa các ý tưởng. Vậy luận điểm là gì? Xác định luận điểm như thế nào? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu vai trò và cách trình bày luận điểm để nâng cao chất lượng bài viết của bạn.

message.svg zalo.png