Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Thứ năm, 9/5/2024 07:57 AM
Tác giả: Admin Hoclagioi
Với những nét phác họa đơn sơ, bình dị, bức tranh tứ bình Việt Bắc được vẽ ra với sự hòa quyện giữa cổ điện và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên, tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa về thiên nhiên và cuộc sống. Đoạn thơ chính là một nét độc đáo trong phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu mà khi nhắc đến Việt Bắc, người ta lại nhớ ngay đến những tâm hồn hồn hậu, giàu nghĩa tình, thủy chung. Hãy cùng Học là Giỏi tham khảo bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc - Tố Hữu sau đây nhé!
Mục lục [Ẩn]
Trước khi phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản về tác giả Tố Hữu và bài thơ này. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ nhé.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, miền Bắc được giải phóng và một trang sử mới của dân tộc đã mở ra. Vào tháng mười, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ tiến hành rời chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội.
Việt Bắc là nơi Tố Hữu sinh sống và làm việc xuyên suốt thời kỳ kháng chiến. Trong không khí hân hoan lẫn với tâm trạng nghẹn ngào khi chia tay chiến khu, ông đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Nhắc tới Tố Hữu trên cương vị là một nhà thơ, độc giả không thể không nghĩ tới những tập thơ tiêu biểu, đặc sắc như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
Tác phẩm Việt Bắc bao gồm hai phần, phần một tái hiện những kỷ niệm vui, buồn của cách mạng. Phần hai nói lên sự gắn bó giữa miền ngược, miền xuôi, gợi viễn cảnh tươi sáng và ca ngợi công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với đồng bào Việt Nam.
Tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
Nhan đề Việt Bắc ngắn gọn mà đầy ý nghĩa, đây là địa danh ở miền Bắc Việt Nam, là chiến khu chủ chốt trong thời kỳ chống Pháp. Tên thi phẩm gợi nhắc những sự kiện trong cuộc chiến gian khổ, thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương.
Không chỉ vậy, hai chữ “Việt Bắc” còn gắn liền với chiến công oanh liệt được tạo nên từ sự đồng lòng của Đảng, cán bộ và nhân dân Việt Nam. Tình cảm mà Tố Hữu gửi gắm cho đồng bào cũng nằm trọn vẹn trong nhan đề này. Chẳng thế mà khi tự bạch về tác phẩm của mình, nhà thơ Tố Hữu cho biết: “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi” (Nhà văn nói về tác phẩm).
Có thể nói, Việt Bắc là khúc tình ca và là “khúc hùng ca của cách mạng”, là “nguồn tình cảm thiết tha của con người Việt Nam trong kháng chiến”, là “sự cảm nhận của nhà thơ về nhân dân và dân tộc, với vẻ đẹp bình dị và sâu xa, với sức mạnh bền bỉ, tiềm tàng”.
Để tìm hiểu thêm về bài thơ Việt Bắc, hãy tham khảo bài viết: Giới thiệu bài văn mẫu phân tích Việt Bắc của Tố Hữu cực hay
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.”
2 câu đầu:
• Mở đầu bằng 1 câu hỏi tu từ đầy bâng khuâng, xao xuyến.
• Cách xưng hô mình ta thường gặp trong ca dao gợi bao cảm xúc: Ta - cán bộ cách mạng - Những người ra đi; Mình ở đây chỉ những người ở lại - Đồng bào VB.
• Điệp từ “ta" - điệp lại 4 lần cùng với cách gieo vần “a” tạo ra một thanh âm mở khiến cho cảm xúc của người đọc trở nên mênh mang, sâu lắng hơn.
• Nỗi nhớ được đề cập tới trong đoạn thơ:
• Hoa: Biểu trưng cho thiên nhiên
• Người: Hình ảnh con người Việt Bắc
• “Cùng” thể hiện sự hòa hợp - Mối quan hệ gắn bó, vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên và con người nơi đây.
=> Lời khẳng định của những người ra đi - Cán bộ cách mạng về tình cảm của mình với đất và người Việt Bắc.
=> 2 câu thơ thâu tóm cảm xúc chủ đạo của cả đoạn thơ: đó là đoạn thơ viết về nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.
8 câu tiếp: Bức tranh tứ bình
a. Mùa đông:
Thiên nhiên:
• 10.1954 là thời điểm Tố Hữu viết bài VB, đây là thời điểm mùa Đông ở Miền Bắc chính bởi vậy đây là mùa đông của hiện tại - Có một số ý kiến khác cho rằng Tố Hữu mở đầu bộ tranh tứ bình của mình bẳng mùa Đông là bởi lấy cảm hứng từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông.
• Bức tranh mùa đông với màu xanh: xanh lá, xanh rừng, xanh trời => màu của sức sống, của hy vọng.
• Điểm xuyết màu đỏ của những bông hoa chuối rừng như những ngọn lửa thắp sáng cả không gian núi rừng Việt Bắc xua đi không gian lạnh giá vốn có nơi rẻo cao.
=> Bức tranh sinh động, ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống. Bức tranh có hồn, ấm áp chứ không lạnh lẽo, cô liêu như những nhà thơ khác từ trước cũng đã từng viết về mùa đông.
Con người:
• Để cho hình ảnh con người xuất hiện trong 1 nét thần tình rực sáng nhất: đó là hình ảnh mặt trời chớp lóe trên lưỡi của con dao đi rừng gài nơi thắt lưng. => Ngôn ngữ thơ nhưng cũng chính là ngôn ngữ của 1 nhà nhiếp ảnh. Con người bây giờ như 1 điểm hội tụ của ánh sáng, xuất hiện ở 1 vị trí đẹp nhất: đèo cao, trong tư thế đẹp nhất: hình ảnh người lao động VB chịu thương chịu khó, đi giữa cánh rừng hùng vĩ trong tứ thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời => Đầy kiêu hãnh và vững chãi. (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta - Nguyễn Đình Thi).
• Hình ảnh con người trở thành linh hồn cho bức tranh mùa đông ở Việt Bắc.
b. Mùa xuân:
Thiên nhiên:
• Hình ảnh hoa mơ: Trắng dịu dàng, tinh khiết, trong trẻo => Tín hiệu mùa xuân đặc trưng về trên Việt Bắc.
• Từ “nở" đặt ở giữa câu thơ => Bừng lên sức sống của mùa xuân.
• Trắng: trắng cả thời gian ngày xuân, trắng cả không gian rừng núi. Màu trắng trong trẻo, tinh khiết dường như đã lấn át cả màu xanh của lá làm bừng sáng cả khu rừng => Người đọc có cảm giác bâng khuâng như đang dạo chơi trong 1 không gian dịu mát, nhẹ nhàng của những đồi hoa mơ.
Con người:
• Trong công việc đan nón - một nghề truyền thống của người Việt Bắc => Hình ảnh đẹp tự nhiên trong công việc hàng ngày.
• “Chuốt từng sợi giang" => Nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động Việt Bắc: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút.
c. Mùa hạ:
Thiên nhiên:
• Những hình ảnh đặc trưng nhất của muag hè Việt Bắc: tiếng ve và hoa phách.
• Rừng phách: Mùa xuân còn xanh non mơn mởn những tán lá, vậy mà khi chuyển hạ đã ngay lập tức đổ vàng, đồng loạt trổ bông.
• “Đổ" là từ ngữ được sử dụng rất tinh tế: Vừa tạo ra cảm giác đột ngột, biến chuyển bất ngờ, vừa diễn tả rất hay từng đợt mưa hoa của rừng phách khi có những cơn gió thoảng qua => Người đọc liên tưởng tới hình ảnh người mẹ thiên nhiên gõ nhẹ ngôi sao thần của mình, biến chuyển tài tình về sắc màu thiên nhiên VB.
=> Bức tranh thiên nhiên có màu sắc, có âm thanh rực rỡ, sôi nổi.
Con người:
• Hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái từng búp măng rừng => Trở thành bữa cơm cung cấp cho bộ đội.
• Hai chữ “một mình” nhưng không hề gợi lên sự cô đơn, hiu hắt.
• Đang làm bạn với thiên nhiên trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.
=> Giọng thơ da diết, bâng khuâng.
d. Mùa thu:
Thiên nhiên:
• Hình ảnh rừng Việt Bắc vào mùa thu, dưới ánh trăng hiền hòa => Khoảng thời gian đẹp nhất gợi ra sự thanh bình, yên ả.
• Chữ “rọi” được dùng rất hay, như muốn nói tới ánh trăng đang tràn ngập bao trùm cả không gian núi rừng Việt Bắc => Ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng VB.
• Chính là ánh trăng báo hiệu về sự hòa bình, sự thắng lợi của CM.
Con người:
• Xuất hiện với hình ảnh tiếng hát - tiếng hát của đồng bào Việt Bắc - Lời hát của những người ở lại nhắc nhớ về “ân tình thủy chung”.
• Là tiếng hát của đồng bào miền ngược gửi người về xuôi với biết bao niềm thương nỗi nhớ. Tiếng hát thể hiện sự gắn bó, thiết tha, mặn nồng.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng bộc bạch: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính những niềm thương vô bờ bến ,là những nỗi nhớ trào dâng không ngừng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao niềm thương nỗi nhớ vô bờ bến . Việt Bắc chính xác là những rung động mãnh liệt ấy của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ cũng là kết tinh, là di sản của “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa biết những cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. Tác phẩm đích đáng là một khúc tình hào hùng về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến. Bài thơ Việt Bắc được viết ra như là những lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa những con người kháng chiến đối với đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình kết hợp chính trị, mang đậm tính tình dân tộc và ngòi bút phiêu cảm xúc của thi nhân. Trong những đoạn thơ của ông chất chứa những hình ảnh giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chính là minh chứng tiêu biểu:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa trong đó một nỗi nhớ nhung da diết cùng tấm lòng thủy chung của tác giả nói riêng và người cán bộ nói chung dành cho Việt Bắc:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người"
Hai câu thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại thế nào và tự bộc lộ tấm lòng của mình. Điệp ngữ "ta về" mở đầu cho hai câu thơ như đặt ra những nỗi niềm của người từ giã. Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh "hoa cùng người", phải chăng con người cũng là một bông hoa trong vườn hoa Việt Bắc. Hình ảnh tạo nên nét hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hoa và người khi hòa vào nhau, khi tách biệt để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Tiếp sau hình ảnh hoa và người là bức tranh bốn mùa Việt Bắc được vẽ ra hết sức chân thật cùng những màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng:
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"
Mùa đông với màu xanh tha thiết, ngút ngàn của núi rừng trùng điệp hiện ra đầu tiên. Tác giả khắc họa mùa đông trước có lẽ bởi vì khi người cách mạng đến đây cũng vào mùa đông của đất nước và cũng chính thời điểm ấy sau mười lăm năm, người cách mạng cũng từ biệt Việt Bắc - cái nôi cách mạng Việt Nam.
Giữa cái nền xanh tươi của rừng thẳm nổi bật hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi, làm cho núi rừng không lạnh lẽo hoang vu mà trở nên ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong sương như những ngọn đuốc hồng soi sáng chặng đường mà ta từng bắt gặp trong bài thơ Tây Tiến: "Mường lát hoa về trong đêm hơi". Cái "đỏ tươi" của hoa chuối như xóa nhòa đi sự lạnh lẽo cô độc của mùa đông lạnh lẽo của núi rừng, như chất chứa, tiềm ẩn sức sống của đất trời. Sự đối lập trong màu sắc nhưng lại hài hòa trong cách diễn đạt khiến mùa đông nơi đây mang hơi hướng của mùa hè ấm áp trong thơ Nguyễn Trãi:
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Giữa thiên nhiên ấy, nét đẹp của con người Tây Bắc hiện lên với một nét độc đáo rất riêng:
"Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"
Người Việt Bắc đi rừng bao giờ cũng gài một con dao ở thắt lưng để phát quang những chướng ngại và đề phòng thú dữ. Ở đây tác giả không miêu tả gương mặt hay thần thái mà miêu tả ánh sáng phản chiếu nơi lưỡi dao gài ở thắt lưng. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm cho con dao lấy lánh ánh sáng tạo nên hình ảnh con người thật đẹp không thể nào quên, tưởng chừng con người chính là nơi hội tụ của ánh sáng, vừa lung linh vừa rực rỡ. Con người được đặt giữa "đèo cao, nắng ánh", ở vị trí trung tâm giữa núi rừng Tây Bắc, vượt lên cả không gian với hình ảnh lớn lao, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước với hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao.
Đông qua rồi xuân. Mùa xuân Việt Bắc hiện lên với sắc trắng của hoa mơ làm bừng sáng cả khu rừng:
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"
Nhắc đến mùa xuân, người ta lại nhắc đến thời điểm khí hậu mát mẻ, cỏ cây hoa lá vì thế tràn đầy sức sống, đâm chồi, nảy lộc xanh non. Ngày xuân của Việt Bắc được Tổ Hữu nhìn với cái nhìn rất độc đáo: "mơ nở trắng rừng". Nghệ thuật đảo ngữ "trắng rừng" sử dụng từ "trắng" với vai trò động từ chứ không còn là tính từ chỉ màu sắc. Thêm vào đó, động từ "nở" như sự lan tỏa của sắc trắng, lấn át mọi sắc xanh của lá rừng, tạo nên một không gian trong lành, dịu mát của hoa mơ, khiến bức tranh trở nên thanh khiết hơn, trữ tình hơn.
Giữa cái nền trắng của hoa mơ ấy, nổi bật lên hình ảnh con người lao động cần mẫn, dịu dàng: "chuốt từng sợi giang". Con người đẹp một cách tự nhiên trong công việc hàng ngày. Động từ "chuốt" kết hợp với trợ từ "từng" đã thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, và tài hoa của người lao động. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Bắc hào hùng nhưng cũng rất hào hoa.
Mùa hè đến, tiếng ve rộn rã vang lên khắp núi rừng:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình"
Âm vang của tiếng ve làm lá phách đổ vàng. Tưởng chừng chỉ cần tiếng ve ngân lên đã làm tiết trời đột ngột chuyển từ xuân sang hè. Câu thơ có nét tương đồng với ý thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" của Khương Hữu Dụng. Chỉ với một câu thơ mà gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống. Và trên cái nền vàng của rừng phách ấy, hiện lên hình ảnh thật đáng yêu làm cho bức tranh thêm nên thơ, trữ tình. Đó là hình ảnh: "cô em gái hái măng một mình", hái măng một mình nhưng không hề cô đơn mà lại toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó. Câu thơ mang nỗi niềm cảm thông và cảm kích người Việt Bắc, mà người đi không bao giờ quên được những tình cảm chân thành ấy.
Rồi mùa thu Việt Bắc hiện lên với ánh trăng thu vời vợi làm cảnh núi rừng Việt Bắc trở nên mơ màng, êm ả đầy không khí thanh bình. Từ giữa đêm trăng thu huyền ảo ấy, những tiếng hát ân tình thủy chung của con người Việt Bắc lại được cất lên làm nồng ấm cả lòng người:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Ở đây không có tin thắng trận, nhưng lại có tiếng hát nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc, là tiếng hát của núi rừng Tây Bắc gắn bó mười lăm năm ròng rã. Tiếng hát "ân tình" khép lại bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người, gợi cho người đi, kẻ ở và cả những độc giả hiện tại có những rung động sâu xa về tình yêu Tổ quốc.
Nếu câu lục nói về cảnh thì câu bát lại nói về người. Cái đẹp của bài thơ là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Phong cảnh Việt Bắc đẹp, nên thơ, trữ tình giàu sức sống như cái nền để làm nổi bật hình ảnh những con người Việt Bắc thật đáng yêu, cần cù, giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt.
Với những nét phác họa đơn sơ, bình dị, bức tranh tứ bình Việt Bắc được vẽ ra với sự hòa quyện giữa cổ điện và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên, tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa về thiên nhiên và cuộc sống. Đoạn thơ chính là một nét độc đáo trong phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu mà khi nhắc đến Việt Bắc, người ta lại nhớ ngay đến những tâm hồn hồn hậu, giàu nghĩa tình, thủy chung.
Xem thêm:
Tác giả Tố Hữu và thi phẩm để đời Việt Bắc
Tổng hợp kiến thức phân tích Từ ấy hay như học sinh giỏi
Học là Giỏi hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các em hiểu rõ về vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong thi phẩm Việt Bắc cũng như hiểu hơn về toàn bộ tác phẩm. Từ đó, các em có thêm tư liệu để viết nên bài văn phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc xuất sắc của riêng mình nhé! Theo dõi Học là Giỏi để cập nhập thêm nhiều bài học, thông tin bổ ích và thú vị. Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Khóa học liên quan
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 10
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 27/9/2024 06:47 AM
10+ mẹo nhỏ về cách học thuộc văn nhanh
Khi nhắc đến việc học thuộc văn, nhiều người có thể cảm thấy ngại ngần, thậm chí là chán nản. Thực tế, việc ghi nhớ không chỉ đơn thuần là công việc nhàm chán của việc học thuộc lòng từng câu chữ. Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi khám phá những phương pháp hiệu quả giúp bạn có cách học thuộc văn nhanh.
Thứ năm, 20/6/2024 08:57 AM
Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng
Sự phát triển như vũ bão của CNTT có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức thông qua Internet. Các nền tảng gia sư online đang tạo được tiếng nói nhất định. Học sinh và phụ huynh đang phân vân chưa chốt được nơi uy tín? Gia sư online Học là Giỏi đã tổng hợp cho các bạn những nền tảng chất lượng nhất.
Thứ năm, 20/6/2024 08:39 AM
Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất
Lịch sử là một phần quan trọng của con người và xã hội. Mỗi cá nhân đều cần phải học lịch sử để có một thế giới quan đúng đắn, hiểu được mỗi bước đi thế giới, của dân tộc để không chỉ tôn vinh những thế hệ người Việt Nam đã làm nên cơ đồ đó, mà còn biết ứng xử, hành động như thế nào để xứng đáng với thế hệ cha ông. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa tìm ra được cách học lịch sử đúng đắn. Hôm nay, Gia sư online Học là Giỏi sẽ giới thiệu đến các bạn top 6 cách học lịch sử đỉnh nhất.
Thứ năm, 20/6/2024 08:33 AM
Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online
Hình thức gia sư online, gia sư dạy kèm trực tuyến còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức gia sư online phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, khả năng tài chính, điều kiện học tập,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bài viết dưới đây của Học là Giỏi sẽ trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về vấn đề gia sư online để giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con bạn nhé!
Thứ năm, 20/6/2024 08:27 AM
Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả
Ngày nay, việc học online đã dần trở nên phổ biến, giúp người học chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách học online đem lại hiệu quả nhất. Hôm nay Gia sư online Học là Giỏi sẽ mách bạn một số phương pháp khiến cho lựa chọn học online là quyết định đúng đắn của bạn.
Thứ năm, 20/6/2024 08:14 AM
Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm
Với lịch học bận rộn, học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến các trung tâm học thêm. Bạn đang băn khoăn có nên học gia sư online không? Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu, phân tích chi tiết ưu nhược điểm của học gia sư online để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé!