Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Tổng hợp kiến thức phân tích Từ ấy hay như học sinh giỏi

schedule.svg

Thứ năm, 2/5/2024 07:17 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Thơ ca cách mạng đã “hóa thạch” một thời kỳ lịch sử dân tộc không thể nào quên. Những trang thơ sục sôi không khí chiến đấu hào hùng ấy vẫn còn đó trong trái tim người đọc bao thế hệ. Đặc biệt là thi phẩm Từ ấy, bài thơ đại diện tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Hãy cùng Học là Giỏi đi phân tích bài thơ này qua bài viết Tổng hợp kiến thức phân tích Từ ấy hay như học sinh giỏi nhé!

Mục lục [Ẩn]

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu - cây đại thụ trong vườn thơ cách mạng Việt Nam

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ được nuôi dưỡng và lớn lên trong bầu không khí cách mạng vô cùng sục sôi và máu lửa.

Trên cương vị một người cộng sản, với những đóng góp to lớn cho Đảng và đất nước, Tố Hữu đã khẳng định vị thế, tấm lòng, tài năng của mình, từ đó nhận được vô số giải thưởng danh giá cũng như sự ghi nhận từ nhân dân.

Trên cương vị một nhà thơ, độc giả cũng thấy được ở thi sĩ một biệt tài mà không phải bất kì ai cũng có. Dẫu viết về Đảng, cách mạng và chiến tranh nhưng thơ ông không hề cứng nhắc mà trái lại luôn dạt dào cảm hứng lãng mạn, thấm đẫm chất trữ tình.

 

Ngay cả những câu từ viết về vấn đề chính trị tưởng chừng sẽ bị khô khan, sáo rỗng vậy mà Tố Hữu viết một cách chân thành và giàu xúc cảm. Điều đó là biểu hiện của một cây bút trữ tình chính trị xuất sắc.

Khác với tính chất lãng mạn ở thơ Mới thường tập trung vào thế giới tâm tư tình cảm cá nhân, riêng tư. Cảm hứng lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu lại hướng tới những tình cảm lớn lao, tích cực mang tầm vóc cộng đồng, dân tộc.

Với Tố Hữu, thơ ca trước hết dùng để phục vụ sự nghiệp cách mạng, vì nhân dân đất nước trước khi vì chính nó. Chính bởi thế nên hành trình thơ của thi sĩ Tố Hữu ra đời tương đương với hành trình cách mạng của ông.

Tố Hữu còn là nhà thơ của dân tộc, hồn thơ ông luôn mang đậm phong vị, dấu ấn quê hương bản quán và tinh thần dân tộc. Người đọc có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư.

Nhắc tới Tố Hữu trên cương vị là một nhà thơ, độc giả không thể không nghĩ tới những tập thơ tiêu biểu, đặc sắc như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

Phân tích nhan đề Từ ấy

Phân tích Từ ấy mà bỏ qua nhan đề của tác phẩm là điều vô cùng thiếu sót. Một nhan đề hay không chỉ khái quát lên được cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm mà còn tạo được ấn tượng với độc giả, thôi thúc họ khám phá tác phẩm. Nhan đề “Từ ấy” vốn nắm giữ vai trò rất quan trọng nên việc lựa chọn nó luôn gắn liền với dụng ý nghệ thuật của riêng tác giả.

Với nhan đề Từ ấy, Tố Hữu đã kín đáo gửi gắm vào đằng sau đó trùng điệp những tầng ý nghĩa khác nhau. Nó đóng vai trò lưu giữ dấu mốc vàng son, thể hiện tâm trạng, cảm xúc và sự lựa chọn của chính nhà thơ.

Nếu phần Xiềng xích nói về khoảng thời gian nhà thơ bị bắt giam trong tù, Giải phóng sáng tác khi ông được thả tự do thì Máu lửa lại ra đời khi hoạt động cách mạng của Tố Hữu diễn ra sôi nổi nhất. Từ ấy thuộc phần Máu lửa được xem là bản đàn dạo khúc vui đầu tiên của người cộng sản khi bắt gặp lí tưởng Đảng.

Nhà thơ cũng như bao người khác, đã từng băn khoăn “tìm kiếm lẽ yêu đời” cho tới khi bắt gặp ánh sáng Đảng, ông mới minh định được lý tưởng sống của đời mình. Từ ấy ra đời để gửi gắm sự lựa chọn nơi nhà thơ là hoàn toàn đứng về phía cách mạng và Đảng, sẵn sàng cống hiến và phụng sự Tổ quốc.

Như vậy, nhan đề Từ ấy đã cho người đọc thấy được ở Tố Hữu tinh thần sẵn sàng mang trọn vẹn đời riêng, đời thơ của mình dâng hiến và phục vụ cho Tổ quốc.

Dàn ý phân tích Từ ấy đầy đủ nhất

Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn nói chung và khi phân tích Từ ấy nói riêng thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài. 

Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé!

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông

     + Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, chặng đường thơ ăn nhập với chặng đường cách mạng của dân tộc.

     + Thơ ông mang đậm tính trữ tình – chính trị, là tiếng lòng của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn đậm tính dân tộc.

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy

     + Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu.

     + Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

 

Thân bài

Nhan đề “Từ ấy”

“Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.

Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Phân tích Từ ấy qua Khổ 1

– Hai câu thơ đầu:

     + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

          * Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng,

          * “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng

     + Sử dụng động từ mạnh “bừng”, “chói”

=> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ

– Hai câu thơ còn lại:

     + Nghệ thuật so sánh

     + Sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng

=> Niềm vui sướng, hạnh phúc khôn nguôi của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

Phân tích Từ ấy qua Khổ 2

– Sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần gũi

– Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng

– Quan hệ từ “với” và điệp từ “để”

=> Khổ thơ thể hiện nhận thức mới của tác giả về một lẽ sống mới – lẽ sống hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc

Phân tích Từ ấy qua Khổ 3

– Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là”

– Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em

– Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ.

=> Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.

Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Qua bài thơ, giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm thơ Tố Hữu

Sơ đồ tư duy phân tích Từ ấy

 

Bài mẫu phân tích Từ ấy hay nhất

Mở bài phân tích Từ ấy

     Tố Hữu là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Chặng đường thơ của ông luôn gắn bó mật thiết và hoàn toàn ăn nhập với chặng đường phát triển của cách mạng dân tộc. Những vần thơ của Tố Hữu luôn mang tính trữ tình – chính trị đậm đà, thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn mang đậm tính dân tộc. Và có thể nói, bài thơ “Từ ấy” rút ra từ tập thơ cùng tên là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ là tiếng lòng, là niềm hạnh phúc, vui sướng đến tột cùng của nhà thơ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Thân bài phân tích Từ ấy

     Đọc bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu người đọc sẽ cảm thấy thú vị, tò mò và bị cuốn hút ngay từ nhan đề của tác phẩm. Chắc hẳn, người đọc sẽ không thể không đặt ra cho mình câu hỏi “Từ ấy là từ khi nào?”. Đi suốt hành trình cuộc đời và chặng đường thơ của Tố Hữu, chúng ta sẽ nhận thấy đó là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cũng như trong chặng đường thơ ca của tác giả. “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938. Và rồi, trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng để rồi từng nỗi niềm hạnh phúc của ông cứ thể chảy dài trên từng câu thơ.

     Khổ thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện một cách chân thực niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hai câu thơ mở đầu khổ thơ như một lời khẳng định về ánh sáng của lí tưởng Đảng, của lí tưởng Cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

 

     Trong hai câu thơ mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh “nắng hạ” và “mặt trời chân lí”. “Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng, còn “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng. Việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh “bừng”, “chói” tác giả đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. Để rồi trong hai câu thơ còn lại, tác giả đã diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của mình trong giây phút ấy qua hình ảnh so sánh độc đáo

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

     Nếu như ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ, chúng ta cảm nhận rõ nét niềm hạnh phúc, sung sướng của nhà thơ thì sang khổ thơ thứ hai ta sẽ được chứng kiến sự chuyển biến nhanh chóng của niềm hạnh phúc ấy thành nhận thức mới của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

     Khổ thơ đã diễn tả rõ nét lẽ sống mới của tác giả qua việc sử dụng hàng loạt các động từ trong tất cả các câu thơ. Động từ “buộc” đã thể hiện ý thức  quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào cộng đồng. Động từ “trang trải’, “gần gũi” gợi nên sự gắn bó mật thiết giữa những con người. Và thêm vào đó là việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng với quan hệ từ “với” và điệp từ “để” đã diễn tả chính xác lẽ sống mới của nhà thơ. Lẽ sống ấy là lẽ sống hòa cái tôi cá nhân và trong cái ta chung của cộng đồng, của dân tộc để tạo nên sự đoàn kết – sức mạnh của dân tộc.

    Không chỉ có sự chuyển biến trong nhận thức, tình cảm của thi sĩ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng cũng có sự chuyển biến rõ nét và điều đó được thể hiện qua khổ thơ cuối cùng của bài thơ:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là anh của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ…

     Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là” lặp lại trong các câu tiếp theo đã khẳng định rõ ràng nhận thức của tác giả về ai trò của mình trong đại gia đình lớn – dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó, cách sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình như “con”, “anh”, “em” đã thể hiện tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt của tác giả. Đặc biệt, là việc sử dụng hàng loạt từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ. Và như vậy, khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.

Kết bài phân tích Từ ấy

     Tóm lại, bài thơ với việc sử dụng dày đặc các hình ảnh thơ tươi sáng có giá trị ẩn dụ cùng việc sử dụng các biện pháp tu từ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng, lí tưởng của cách cùng những nhận thức mới về nhận thức và sự chuyển biến về tình cảm của Tố Hữu. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm, phong cách thơ của ông.

 

Hy vọng những chia sẻ của Học là Giỏi sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ Từ ấy. Nắm kỹ các kiến thức được chia sẻ trong bài sẽ giúp các em có thể phân tích Từ ấy hay như học sinh giỏi và được điểm cao nha. Chúc các em học tập thật tốt và hẹn gặp lại trong các bài viết sau. Tạm biệt!


 

Xem thêm:

Tác giả Tố Hữu và thi phẩm để đời Việt Bắc

Giới thiệu bài văn mẫu phân tích Việt Bắc của Tố Hữu cực hay


 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Chơi chữ là gì? Các loại hình chơi chữ
schedule

Thứ sáu, 6/12/2024 04:31 AM

Chơi chữ là gì? Các loại hình chơi chữ

Chơi chữ, một biện pháp tu từ đặc sắc, làm đa dạng ngôn từ tạo nên sức cuốn hút riêng biệt trong văn chương và giao tiếp hàng ngày. Với khả năng biến tấu từ ngữ linh hoạt, chơi chữ làm bật lên tính hài hước, sáng tạo, khiến người đọc và người nghe không thể rời mắt. Vì vậy, cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá về định nghĩa và các loại hình của chơi chữ nhé.

Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm nói tránh
schedule

Thứ năm, 5/12/2024 09:17 AM

Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm nói tránh

Trong giao tiếp, không chỉ nội dung mà cách diễn đạt cũng đóng vai trò quan trọng. Biện pháp nói giảm, nói tránh đã trở thành cầu nối giúp chúng ta truyền đạt ý một cách nhẹ nhàng, lịch sự, tránh gây tổn thương hay khó chịu. Trong bài học hôm nay, hãy cùng gia sư online Học là Giỏi đi sâu vào định nghĩa và tác dụng của nói giảm nói tránh nhé.

Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá
schedule

Thứ năm, 5/12/2024 04:21 AM

Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá

Nói quá là một trong những biện pháp tu từ thú vị nhất trong ngôn ngữ văn chương Việt Nam qua mọi giai đoạn. Từ những câu ca dao đến áng văn chương trác tuyệt, nói quá mang lại sức mạnh biểu cảm đặc biệt. Vì vậy, hãy cùng gia sư online Học là Giỏi đi sâu vào khái niệm và tác dụng của nói quá nhé.

Nhân hóa là gì? Ví dụ và bài tập ứng dụng của nhân hóa
schedule

Thứ sáu, 29/11/2024 09:19 AM

Nhân hóa là gì? Ví dụ và bài tập ứng dụng của nhân hóa

Nhân hóa là một biện pháp tu từ quen thuộc trong văn học, giúp kết nối mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh. Bằng cách thổi hồn vào những sự vật vô tri, nhân hóa mang lại sức sống và cảm xúc khiến chúng ta cảm nhận thiên nhiên, cây cối, và động vật bằng cái nhìn thân quen và đầy yêu thương. Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu về khái niệm và tác dụng của nhân hóa qua bài viết này nhé.

Điệp từ là gì? Các loại hình điệp từ
schedule

Thứ sáu, 29/11/2024 04:33 AM

Điệp từ là gì? Các loại hình điệp từ

Điệp từ là một biện pháp tu từ độc đáo, thể hiện sự lặp lại từ ngữ mang đến đa dạng cách diễn đạt, tạo nhịp điệu và khơi gợi cảm xúc. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá sâu hơn về định nghĩa và các loại hình điệp từ qua bài viết này.

Hoán dụ là gì? Tác dụng của hoán dụ
schedule

Thứ năm, 28/11/2024 09:18 AM

Hoán dụ là gì? Tác dụng của hoán dụ

Biện pháp hoán dụ là một biện pháp tu từ giúp làm phong phú thêm văn phong và gia tăng sức mạnh biểu cảm cho tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo, tác giả sử dụng từ ngữ khéo léo thay thế các sự vật, hiện tượng bằng những hình ảnh giàu tính liên tưởng. Vì vậy, bài học này cùng tìm hiểu hoán dụ là gì và các tác dụng của hoán dụ? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu nhé.

message.svg zalo.png