Trang chủ › Cẩm nang học tập › Bí quyết bứt phá
Thứ tư, 10/4/2024 03:23 AM
Tác giả: Admin Hoclagioi
Chào các bạn học sinh thân mến, việc soạn văn nói chung hay soạn văn 10 nói riêng là điều tất yếu đối với đối với học sinh THPT trước khi đến lớp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc soạn văn đã trở thành một thách thức đối với nhiều bạn học sinh. Đừng lo lắng! Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một công cụ hữu ích có thể giúp bạn làm điều đó một cách thú vị và hiệu quả hơn - đó chính là Bullet Journal. Hãy cùng Hoclagioi.vn tìm hiểu về cách sử dụng Bullet Journal để quá trình soạn văn 10 của bạn trở nên thú vị hơn nha!
Mục lục [Ẩn]
Bullet Journal là một phương pháp tổ chức thông tin và lên kế hoạch cá nhân sử dụng một sổ tay hoặc sổ ghi chú. Được phát triển bởi Ryder Carroll, Bullet Journal (hay gọi tắt là BuJo) được thiết kế để giúp mọi người quản lý thời gian, nhiệm vụ, mục tiêu và ghi chú một cách cấu trúc và hiệu quả. Ngoài ra, Bullet Journal còn cho phép bạn tự do tổ chức và quản lý thông tin cá nhân một cách linh hoạt thông qua việc sử dụng biểu đồ, danh sách, và ghi chú ngắn gọn.
Sổ ghi chép Bullet Journal
Dưới đây là các phần chính mà một Bullet Journal thường bao gồm:
Mục lục – Bullet Journal Index
Trang đầu tiên của Bullet Journal dùng để ghi lại danh sách các trang và nội dung chúng để bạn có thể dễ dàng tra cứu sau này.
Bullet Journal Index
Từ khoá - Bullet journal key
Đây là một danh sách các ký hiệu và ý nghĩa tương ứng của chúng, giúp người sử dụng dễ dàng hiểu và áp dụng chúng trong việc ghi chú hàng ngày.
Ví dụ, một số ký hiệu phổ biến trong Bullet Journal Key có thể bao gồm:
●: Sự kiện
■: Nhiệm vụ
∎: Hoàn thành
×: Hủy bỏ
→: Di chuyển
!: Điểm quan trọng
Future log - Theo dõi tương lai
Trong Bullet Journal, "Future Log" hay "Lịch Tương Lai" là một phần của sổ ghi chú được sử dụng để ghi lại các sự kiện, kế hoạch hoặc mục tiêu dự kiến trong tương lai.
Future Log thường bao gồm các ô hoặc dòng cho mỗi tháng trong năm. Mỗi ô hoặc dòng thường đại diện cho một tháng trong năm, và bạn có thể ghi lại các sự kiện, kế hoạch hoặc mục tiêu dự kiến cho mỗi tháng tương ứng.
Future log trong sổ ghi chép Bullet Journal
Monthly Log, Weekly Log, Daily Log
Monthly Log, Weekly Log và Daily Log là các phần quan trọng giúp bạn tổ chức thời gian và nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng một cách hiệu quả. Dưới đây là mô tả chi tiết về mỗi loại log:
Monthly Log (Lịch Hàng Tháng):
Monthly Log là một phần trong Bullet Journal dành riêng để ghi lại các sự kiện, kế hoạch hoặc mục tiêu quan trọng trong mỗi tháng.
Thông thường, mỗi trang Monthly Log sẽ chứa một lịch cho tháng đó, cùng với một danh sách các sự kiện hoặc nhiệm vụ cụ thể bạn muốn hoàn thành trong tháng đó.
Weekly Log (Lịch Hàng Tuần):
Weekly Log là một bản tóm tắt các hoạt động dự kiến và nhiệm vụ cho mỗi tuần.
Mỗi trang Weekly Log thường bao gồm một lịch cho tuần đó, cùng với một danh sách các mục tiêu hoặc nhiệm vụ bạn muốn hoàn thành trong tuần.
Daily Log (Lịch Hằng Ngày):
Daily Log là nơi bạn ghi lại tất cả các hoạt động, sự kiện và nhiệm vụ trong mỗi ngày.
Mỗi trang Daily Log thường bắt đầu với một danh sách các sự kiện hoặc nhiệm vụ bạn muốn hoàn thành trong ngày đó, kèm theo ghi chú và các thông tin khác mà bạn muốn ghi lại.
Ba loại log này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết về thời gian và nhiệm vụ của mình trong một khoảng thời gian cụ thể. Chúng giúp bạn tổ chức và lập kế hoạch công việc một cách có tổ chức và hiệu quả.
Liệt kê các công việc trong một ngày vào Bullet Journal
Việc sử dụng Bullet Journal để soạn văn 10 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh, dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng Bullet Journal trong quá trình soạn văn:
Nội dung/cấu trúc bài soạn văn:
Bullet Journal giúp các bạn học sinh có một quyển vở soạn văn có nội dung/cấu trúc khoa và logic. Các bạn có thể phân chia nội dung bài văn thành các phần nhỏ, đặt tiêu đề và tóm tắt ý chính của mỗi phần. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cấu trúc và nội dung của bài soạn của mình dễ dàng hơn.
Quản lý thời gian:
Bullet Journal giúp bạn quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn bằng cách ghi lại các tiến độ và mục tiêu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Điều này giúp bạn duy trì động lực và tăng cường năng suất trong quá trình soạn văn.
Theo dõi tiến độ:
Bullet Journal là một phương pháp vô cùng tuyệt vời để các bạn học sinh theo dõi tiến độ của công việc và đánh dấu những phần bạn đã soạn/chưa soạn. Điều này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tiến trình của việc soạn văn cho cả năm học.
Tạo động lực:
Việc ghi lại mục tiêu và ý tưởng trong Bullet Journal giúp học sinh duy trì động lực trong quá trình soạn văn. Khi bạn thấy mục tiêu và ý tưởng của mình trở nên cụ thể và rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy hứng khởi và quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học cho việc soạn văn.
Sáng tạo:
Bullet Journal không chỉ là một công cụ để quản lý thời gian và nhiệm vụ mà còn là một nguồn cảm hứng lớn cho việc soạn văn nói riêng và soạn văn 10 nói chung. Bằng cách sử dụng Bullet Journal, bạn có thể tự do trình bày và ghi lại ý tưởng, trích dẫn và thông tin chi tiết một cách sáng tạo và cá nhân hóa bài soạn soạn văn của mình.
Viết tiêu đề một số văn bản Ngữ văn 10 bằng cách sử dụng Bullet Journal
Theo dõi đến đây chắc chắn là bạn đang rất nóng lòng muốn sở hữu Bullet Journal của riêng mình nói chung và để soạn văn 10 nói riêng rồi đúng không nhỉ? Rất đơn giản thôi, cùng tìm hiểu ngay những dụng cụ cần thiết nhé.
Sổ ghi chú (Notebook):
Đây là vật phẩm quan trọng nhất để bắt đầu Bullet Journal. Chọn một sổ ghi chú với giấy chất lượng tốt và kích thước phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bút (Pen):
Chọn loại bút mà bạn thích để viết. Có thể sử dụng bút gel, bút mực, hoặc bút bi tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Đảm bảo chúng không nhòe và không bị trôi màu trên giấy.
Thước kẻ (Ruler):
Sử dụng để vẽ các ô hoặc đường thẳng nếu cần thiết, giúp trang trí và tổ chức sổ ghi chú một cách gọn gàng.
Bút màu (Coloring pens/markers):
Bút màu giúp làm nổi bật các mục tiêu, sự kiện hoặc thông tin quan trọng trong Bullet Journal của bạn. Bạn có thể sử dụng bút màu, bút nước hoặc bút sơn để tô màu.
Một số dụng cụ khác:
Sticky notes: Sticky notes giúp bạn dễ dàng di chuyển hoặc thay đổi thông tin trong Bullet Journal mà không làm hỏng trang.
Decal/sticker: Đây là các hình ảnh hoặc huy hiệu có thể dán vào Bullet Journal để tạo điểm nhấn hoặc trang trí.
Washi tape: Washi tape là loại băng dính giấy có họa tiết đa dạng, sử dụng để trang trí trang của Bullet Journal.
Đồng hồ cát hoặc đồng hồ báo thức: Để giúp bạn quản lý thời gian khi thực hiện các hoạt động hoặc nhiệm vụ.
Những dụng cụ cần để soạn văn 10 bằng Bullet Journal
Khi soạn văn, ba nội dung chính bạn cần để ý là: tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm, đọc và xác định bố cục văn bản, và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Ngoài ra, chúng mình cũng muốn bạn lưu tâm đến giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, cùng với đó là tìm thêm một số nhận định, lý luận về văn bản để có thể bàn luận trên lớp và đưa vào bài làm nghị luận văn học.
Tìm hiểu chung
Trước khi đi vào đọc văn bản thì mình sẽ cần tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Tác giả: Tên/ Năm sinh, năm mất (nếu có)/Cuộc đời/Sự nghiệp/Phong cách sáng tác/Chủ đề/Tác phẩm tiêu biểu,…
Tác phẩm: Năm sáng tác/Vị trí/Hoàn cảnh sáng tác/Thể loại/Chủ đề,Biện pháp nghệ thuật/Bố cục,...
Tìm hiểu chi tiết
Bước tiếp của việc soạn văn, các bạn cần đọc văn bản để tìm hiểu chi tiết về tác phẩm. Ở phần này, các bạn học sinh có thể tìm hiểu về từng phần phân chia theo bố cục tác phẩm mà các bạn vừa tìm hiểu ở phần tìm hiểu chung. Hoặc thông thường, các bạn sẽ thường trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu về tác phẩm.
Tổng kết nội dung/nghệ thuật
Cuối cùng trong khâu soạn bài chính là nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Phần này sẽ có các bạn học sinh cái nhìn tổng quan về tác phẩm và là một bước vô cùng quan trọng để các bạn áp dụng khi viết kết bài.
Giữa vô vàn các tác phẩm văn học trong sách văn 10 thì bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của tác giả Nguyễn Khuyến sẽ là tác phẩm mà Học là Giỏi lựa chọn để cùng các bạn sẽ soạn văn bằng cách sử dụng Bullet Journal. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo nhé!
Như vậy, Học là Giỏi đã hướng dẫn các bạn cách soạn văn 10 thú vị hơn bằng cách sử dụng Bullet Journal. Có thể nhận thấy rằng, Bullet Journal giúp cho việc soạn văn 10 không chỉ trở nên dễ dàng hơn mà còn trở nên thú vị và sáng tạo hơn bao giờ hết. Hãy để Bullet Journal trở thành công cụ đồng hành đáng tin cậy của bạn trong hành trình sáng tạo và học tập của mình nha các bạn học sinh thân yêu!
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 17/1/2025 09:34 AM
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bản hòa ca dịu dàng về khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu. Qua từng câu thơ, tác giả khéo léo vẽ nên bức tranh thiên nhiên trầm lắng, mơ màng và đầy chất thơ, đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Sang thu giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo và tâm hồn tinh tế của nhà thơ nhé.
Thứ sáu, 17/1/2025 06:55 AM
Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
“Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân đầy sống động. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của tiết Thanh minh, từ đó gửi gắm những rung cảm tinh tế về con người và cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích cảnh ngày xuân để giúp bạn nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ tư, 8/1/2025 09:18 AM
Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể hiện nỗi lòng thổn thức của Thúy Kiều khi bị giam lỏng nơi đất khách quê người. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều và cũng phản ánh xã hội phong kiến tàn khốc, nơi con người phải chịu đựng đau khổ vô tận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để giúp bạn hiểu và nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ sáu, 3/1/2025 06:50 AM
Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi
Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bởi giá trị nghệ thuật với những nhân vật được mô tả chân thực và độc đáo. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong ngữ văn lớp 9 là một trong những đoạn đặc sắc, mở ra bức tranh đẹp về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó thể hiện tài năng miêu tả nhân vật độc đáo của nhà thơ. Trong bài học này, gia sư online Học là Giỏi sẽ chỉ bạn cách phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để đạt được điểm cao nhé.
Thứ sáu, 27/12/2024 10:18 AM
Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi
Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, là một kiệt tác văn học thể hiện sự sắc bén khi mô tả về xã hội phong kiến bất công. Được viết trong hoàn cảnh đầy biến động, tác phẩm phản ánh sâu sắc số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua việc phân tích Truyện Kiều, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn thấy được những giá trị nhân văn, sự phản ánh hiện thực xã hội, và tinh thần khát khao tự do trong một thế giới đầy đau thương.
Thứ năm, 26/12/2024 09:12 AM
Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết
Trong bất kỳ bài văn nghị luận, bài thuyết trình hay cuộc tranh luận nào, luận điểm đóng vai trò then chốt, giúp truyền tải tư tưởng và làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Việc xác định và xây dựng luận điểm đúng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho bài viết, đảm bảo tính thuyết phục và sự kết nối logic giữa các ý tưởng. Vậy luận điểm là gì? Xác định luận điểm như thế nào? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu vai trò và cách trình bày luận điểm để nâng cao chất lượng bài viết của bạn.