Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Nhan đề là một yếu tố quan trọng đối với một tác phẩm. Đó là điều cơ bản để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Đồng thời, nhan đề cũng mang đến cho người đọc cảm xúc, sự tò mò, hứng thú với tác phẩm đó. Vì vậy, mỗi nhan đề đều mang những đặc điểm riêng, ý nghĩa riêng, không trộn lẫn. Hãy cùng Học là Giỏi tìm hiểu điều gì ẩn sau nhan đề các tác phẩm văn học lớp 9 nhé!
Mục lục [Ẩn]
Theo PGS. Nguyễn Đăng Na, nhìn vào nhan đề sẽ “hiểu nỗi lòng người sinh thành ra nó, hiểu nội dung chủ yếu của tác phẩm và hiểu khát vọng sáng tạo của tác giả”. Đôi khi nhan đề thực hiện chức năng khu biệt thế giới nghệ thuật này với thế giới nghệ thuật kia; từ nhan đề người tiếp nhận đã có thể bước đầu hình dung ra đặc điểm lời văn, và cấu trúc tác phẩm.
Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khóa nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm. Nhiều khi nó được dùng làm “cái báo hiệu để tạo nên ở độc giả tâm trạng cần thiết”(A.X.LiKhastep).
Đặt nhan đề như đặt tên đứa con tinh thần. Trong nhân gian, các bậc cha mẹ đặt tên con phong phú thế nào, thì đặt nhan đề tác phẩm văn chương cũng đa dạng nhường ấy.
Đồng chí là cùng chung chí hướng, chung lí tưởng.
Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những cơ quan, đoàn thể cách mạng.
Đồng chí cũng là tình cảm cốt lõi, bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng, giúp họ vượt lên gian khổ và sự khốc liệt của chiến tranh.
Nhan đề đã đề cập trực tiếp đến chủ đề của bài thơ, nhấn mạnh thứ tình cảm bình dị mà cao đẹp của người lính - tình đồng chí đồng đội.
Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính rất dài, tưởng chừng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ và độc đáo ấy.
Ý nghĩa:
Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của nhà thơ, cho thấy sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
Hai chữ “Bài thơ” được thêm vào không phải thừa mà đã tạo ra được điểm nhấn và mang ý nghĩa riêng. Hai chữ “Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà tác giả còn muốn thể hiện chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung - một thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng.
“Đoàn thuyền”: hình ảnh những con thuyền tấp nập ra khơi, mang trong đó là không khí lao động hăng say, hứng khởi của người dân chài miền biển
“Đánh cá”: công việc chính của con người miền biển là đánh bắt cá. Đó là công việc mưu sinh và cũng là công việc lao động góp phần xây dựng đất nước thời kỳ mới.
Nhan đề bài thơ Đoàn thuyền đánh cá phản ánh không khí lao động hăng say sôi nổi của nhân dân, niềm hứng khởi, hăng say của người dân chài trên vùng biển quê hương.
“Ánh trăng” là hình ảnh đẹp của thiên nhiên tươi mát, thi vị. Với cái nhìn liên tưởng của tác giả, ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho người bạn tri kỉ.
“Ánh trăng” còn là biểu tượng cho ánh sáng lương tri soi chiếu những góc khuất trong tâm hồn con người để nhắc nhở, thức tỉnh con người về lối sống ân nghĩa, thủy chung.
“Bếp lửa” là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình nông thôn Việt Nam, gắn liền với bàn tay chăm sóc tần tảo của người phụ nữ trong gia đình.
Nhan đề Bếp lửa gợi ra hình ảnh người bà tần tảo, yêu thương, che chở, dành cả cuộc đời để lo cho con, cho cháu; gợi về kỉ niệm tuổi thơ gần gũi, sum vầy cùng gia đình.
Bếp lửa còn gợi ra ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin mà bà thắp lên trong tâm hồn cháu, là minh chứng cho tình bà cháu sâu đậm và rộng ra là tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng.
Nhan đề Làng rất ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa, thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
“Làng” ở đây có thể hiểu là làng Chợ Dầu của ông Hai, ngôi làng yêu dấu mà người nông dân tản cư như ông Hai luôn nhớ về và tự hào tha thiết.
“Làng” là một danh từ chung, tác giả không đặt tên nhan đề cụ thể là “Làng Chợ Dầu” bởi còn muốn gửi gắm ở đây chủ đề khái quát, rộng lớn hơn. Làng là không gian sinh hoạt, là nơi chôn rau cắt rốn gần gũi và gắn bó máu thịt với người nông dân, là mọi miền quê trên đất nước và cũng chính là hình hình ảnh đất nước thu nhỏ.
Nhan đề Làng vừa nói lên tình yêu làng, yêu nước của ông Hai nói riêng, vừa nói lên tình cảm của lớp người nông dân thời chiến nói chung.
Tính từ “lặng lẽ” được đảo lên trước từ “Sa Pa” đã nhấn mạnh và tô đậm chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Đảo ngữ còn góp phần đem đến chất thơ bàng bạc cho nhan đề tác phẩm.
Nhan đề đề cập trực tiếp đến hình ảnh Sa Pa với vẻ đẹp tĩnh lặng, thơ mộng, êm đềm nhưng không hề đìu hiu, cô quanh.
Nhan đề gợi liên tưởng đến những con người lao động trên mảnh đất Sa Pa. Họ làm việc một cách say mê nhưng thầm lặng, cống hiến hết mình mà không cần ngợi ca.
“Chiếc lược ngà” là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỉ vật, là tình cảm mến thương của người cha chiến sĩ đã hi sinh anh dũng trên chiến trường.
Với ông Sáu: chiếc lược ngà là món quà nhỏ ông gửi gắm trong đó nỗi nhớ mong, thương yêu dành cho con gái, làm dịu đi phần nào nỗi day dứt, ân hận trong lòng khi đã đánh con vì nóng giận.
Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” để đặt tên cho tác phẩm, nhà văn muốn khẳng định và thể hiện sâu sắc hơn tư tưởng, chủ đề của truyện: tình cảm cha con sâu nặng, bền chặt nhưng cũng rất éo le trong hoàn cảnh chiến tranh. “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, khơi gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm trong lòng bạn đọc.
“Con cò” là hình hình ảnh quen thuộc, xuất hiện nhiều trong ca dao, trong lời ru của bà, của mẹ, gợi liên tưởng đến không gian làng quê yên bình.
“Con cò” cũng là biểu tượng cho người nông dân lam lũ, cần cù, cho người phụ nữ chịu thương chịu khó, vất vả, nhọc nhằn.
Hình tượng “con cò” trong văn học dân gian đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên, để tác giả sáng tạo và gửi gắm vào đó nhiều ý nghĩa biểu tượng và những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử.
Nhan đề Con cò vừa súc tích, vừa khơi gợi liên tưởng sáng tạo, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Tính từ “nho nhỏ” ở nhan đề bài thơ đã cụ thể hóa, hữu hình hóa mùa xuân và mang đến những lớp nghĩa khác:
Lớp nghĩa thực: Gợi về mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên vũ trụ.
Là hình ảnh ẩn dụ độc đáo thể hiện một cách khiêm nhường khát vọng lí tưởng muốn cống hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất tinh túy nhất cho cuộc đời, quê hương, đất nước của nhà thơ.
“Viếng” là đến chia buồn với thân nhân đã mất.
“Thăm” là đến gặp gỡ, hỏi han trò chuyện với người còn sống.
Nhan đề dùng từ “viếng” theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.
Nhan đề đã đề cập đến nội dung và chủ đề của tác phẩm: tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ, Người Cha già kính yêu của dân tộc.
“Sang thu” gợi khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên.
Khoảnh khắc “sang thu” của đời người, là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành và vững vàng.
Sang thu là một nhan đề hay, ý nghĩa, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Với nhan đề Nói với con, Y Phương gợi về nguồn cội sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn rất thấm thía.
Nghĩa tả thực: Những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn hàng đêm. Họ gửi gắm vào đó những mộng mơ khao khát của thời thiếu nữ.
Nghĩa biểu tượng: Những ngôi sao xa xôi là vẻ đẹp lãng mạn, biểu tượng cho sự bình yên và hòa bình mà con người hướng đến. Những ngôi sao ấy cũng chính là hình ảnh Thao, Nho, Phương Định. Họ là những ngôi sao sáng - sáng bởi tinh thần, sáng bởi lòng dũng cảm ở mặt trận Trường Sơn khói lửa.
Như vậy, nhan đề tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận tinh thần cũng như khát khao cao đẹp của con người trong chiến tranh. Một nhan đề thơ mộng và giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Nghĩa tả thực: “Bến quê” là bến đò, bến nước ven sông, nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm của con người trong suốt quá trình trưởng thành. Trong tác phẩm, đó là bến sông gắn liền bãi bồi bên kia sông Hồng mà nhân vật Nhĩ nhìn thấy từ khung cửa sổ của mình.
Nghĩa biểu tượng: “Bến quê” là bến đỗ quê hương, bến đỗ gia đình, là tất cả những gì gần gũi, bình dị, thân thương nhất trong cuộc đời của mỗi con người, là điểm tựa bình yên và hạnh phúc của con người.
Như vậy, Học là Giỏi đã cùng các bạn đi tìm hiểu những điều ẩn sau nhan đề các tác phẩm văn học lớp 9. Các bạn có thấy những nhan đề này rất hay và thú vị không nhỉ? Đừng quên ôn tập và ghi nhớ ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm vì đây cũng là những nội dung thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra đó nha. Cuối cùng, Học là Giỏi chúc các bạn học tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết sau. Tạm biệt!
Xem thêm:
Tổng hợp những đoạn văn khái quát về tác giả cho phần soạn văn 9 tập 1
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 17/1/2025 09:34 AM
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bản hòa ca dịu dàng về khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu. Qua từng câu thơ, tác giả khéo léo vẽ nên bức tranh thiên nhiên trầm lắng, mơ màng và đầy chất thơ, đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Sang thu giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo và tâm hồn tinh tế của nhà thơ nhé.
Thứ sáu, 17/1/2025 06:55 AM
Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
“Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân đầy sống động. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của tiết Thanh minh, từ đó gửi gắm những rung cảm tinh tế về con người và cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích cảnh ngày xuân để giúp bạn nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ tư, 8/1/2025 09:18 AM
Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể hiện nỗi lòng thổn thức của Thúy Kiều khi bị giam lỏng nơi đất khách quê người. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều và cũng phản ánh xã hội phong kiến tàn khốc, nơi con người phải chịu đựng đau khổ vô tận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để giúp bạn hiểu và nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ sáu, 3/1/2025 06:50 AM
Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi
Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bởi giá trị nghệ thuật với những nhân vật được mô tả chân thực và độc đáo. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong ngữ văn lớp 9 là một trong những đoạn đặc sắc, mở ra bức tranh đẹp về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó thể hiện tài năng miêu tả nhân vật độc đáo của nhà thơ. Trong bài học này, gia sư online Học là Giỏi sẽ chỉ bạn cách phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để đạt được điểm cao nhé.
Thứ sáu, 27/12/2024 10:18 AM
Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi
Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, là một kiệt tác văn học thể hiện sự sắc bén khi mô tả về xã hội phong kiến bất công. Được viết trong hoàn cảnh đầy biến động, tác phẩm phản ánh sâu sắc số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua việc phân tích Truyện Kiều, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn thấy được những giá trị nhân văn, sự phản ánh hiện thực xã hội, và tinh thần khát khao tự do trong một thế giới đầy đau thương.
Thứ năm, 26/12/2024 09:12 AM
Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết
Trong bất kỳ bài văn nghị luận, bài thuyết trình hay cuộc tranh luận nào, luận điểm đóng vai trò then chốt, giúp truyền tải tư tưởng và làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Việc xác định và xây dựng luận điểm đúng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho bài viết, đảm bảo tính thuyết phục và sự kết nối logic giữa các ý tưởng. Vậy luận điểm là gì? Xác định luận điểm như thế nào? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu vai trò và cách trình bày luận điểm để nâng cao chất lượng bài viết của bạn.