Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Thứ ba, 7/5/2024 06:33 AM
Tác giả: Admin Hoclagioi
Để từng bài soạn văn 9 trước khi lên lớp đầy đủ và hoàn chỉnh, phần tìm hiểu về tác giả là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các em học sinh không thể bỏ qua. Và không chỉ đơn thuần "chép" những thông tin trong sách giáo khoa lên giấy, mà chúng ta cũng cần triển khai thành các đoạn văn ngắn. Hãy cùng Học là Giỏi tham khảo những đoạn văn khái quát về tác giả cho phần soạn văn 9 tập 1 dưới đây.
Mục lục [Ẩn]
Tác giả là một khái niệm quen thuộc, thường dùng để chỉ những cá nhân hoặc tổ chức đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, văn học, hay sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điện ảnh, và báo chí. Những tác phẩm này có thể là các tác phẩm sáng tạo độc lập hoặc là sản phẩm của một nhóm người cùng làm việc.
Hình ảnh thời trẻ của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Việt Nam
Chính vì vậy, nắm vững kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác giả là yêu cầu quan trọng, cần thiết để học sinh có thể làm tốt các kiểu bài nghị luận văn học. Nhưng thực tế cho thấy, không ít các em học sinh nắm kiến thức về tác giả còn rất mơ hồ, thậm chí còn có tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, hiểu sai về các tác giả dẫn đến những nhận xét đánh giá của các em về tác giả đó còn chung chung, thiếu sức thuyết phục.
Những kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác giả văn học bao gồm những nội dung sau: Trình bày họ tên, bút danh, ngày tháng năm sinh; hoàn cảnh xuất thân (phần này có 3 ý nhỏ gồm gia đình, quê hương và thời đại); những mốc chính trong cuộc đời; những đóng góp của tác gia cho nền văn học nước nhà.
Trong làng thơ Việt Nam, Chính Hữu là một cây bút tài năng đáng để nhiều người mơ ước. Tuy viết ít nhưng thời kỳ nào, ông cũng có những bài thơ rất hay, mang đậm hơi thở thời đại. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính. Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bài thơ ra đời năm 1948, khi chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong.
Suốt 16 năm “đi không dấu, nấu không khói, xoi đường lập trạm, mở tuyến về Nam”, Bộ đội Trường Sơn đã làm nên hào khí một thời. Văn nghệ sĩ cũng đã trở thành những người lính đặc biệt trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Họ được những người lính chiến đấu dọc con đường huyền thoại này đùm bọc, bảo vệ, tạo nguồn hứng cảm bất tận để viết ra những vần thơ. Những bài thơ ấy đã góp phần động viên, xốc dậy tinh thần và làm nức lòng nhân dân hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ai đó đã nói “Phạm Tiến Duật - thi sĩ của Trường Sơn” cũng rất đúng. Bởi ông đã ở mười bốn năm trong quân đội, trong đó có 8 năm ở Trường Sơn.Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỷ đầy biến động. Thơ của anh cất lên bên những hố bom còn khét mùi thuốc nổ, từ những con đường đầy tiếng bom như tiếng thú. Có thể nói, thơ anh đã gắn liền máu thịt với con đường Trường Sơn, phản ảnh rất chi tiết, sống động và đầy cảm xúc, khái quát toàn bộ tinh thần của mặt trận, tinh thần của những con người đang quyết sinh tử với con đường.
Những kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác giả văn 9 tập 1
Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ - những khi đạt đến độ thuần thục - rất dễ đi vào lòng người. Có thể nói: thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếu ở Xuân Diệu, thiên nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài,... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. "Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (Xuân Diệu).
Cách đây hơn nửa thế thế kỷ, nhà thơ Bằng Việt là một trong những gương mặt thơ tài năng của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong chiến tranh. Tập thơ đầu tay Hương cây, Bếp lửa của 2 nhà thơ Bằng Việt và Lưu Quang Vũ in chung năm 1968 đã bắt đầu cho hành trình thơ của những trí thức trẻ ở “hậu phương lớn” miền Bắc hướng về “tiền tuyến lớn” miền Nam. Thơ Bằng Việt tài hoa, thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi nghĩ suy, nhưng vẫn trẻ trung, hồn nhiên và gây được cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc. Một đặc điểm nữa của thơ Bằng việt là sâu lắng trầm tư thích hợp với người đọc thơ trong sự trầm tĩnh, vắng lặng. Với tri thức văn hóa sâu rộng, với tài năng và lòng đam mê, chân thành cảm xúc, dám sống hết mình cho thời đại, thơ Bằng Việt đã nói lên tiếng nói của thời đại. Những bài thơ, những câu thơ luôn ám ảnh trái tim người đọc, có sức hút, mang đến vẻ đẹp của cấu trúc, của nhạc điệu; những hình ảnh và ngôn ngữ được xác lập tràn đầy năng lượng sáng tạo.
Trong một bài tiểu luận của mình Đỗ Ngọc Thạch có viết: “Và Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Nguyễn Duy: “…Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thì có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại…” (Báo Văn nghệ, ngày 14-4-1972)”. Và quả thực thơ Nguyễn Duy là một hồn thơ khiến người đọc phải trăn trở, suy ngẫm về từng câu chữ. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàn mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc. Phải chăng, chính chất chiêm nghiệm mà ông gửi vào từng câu chữ đã khiến cho các tác phẩm của ông vẫn còn tác động đến nhận thức của độc giả cho đến tận ngày nay.
Kim Lân là mẫu nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Văn chương cốt ở sự tinh cứ không cốt ở sự nhiều. Trên đường văn, ông để lại 27 truyện, trong đó có 14 truyện viết và in trước Cách mạng Tháng Tám, 13 truyện viết và in sau Cách mạng Tháng Tám. Ông dành cả đời văn của mình để khám phá, sáng tạo về cuộc sống của những người thôn quê nghèo khổ, với nếp sống thanh bạch, nhân nghĩa như là tinh chất được tích tụ và truyền lại từ ngàn đời. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, xúc động nhất là hồn cốt của tình người chứ không phải là những kịch tính hay xung đột dữ dằn. Kim Lân để lại ấn tượng trong chúng ta bằng cách khác, cái cách của một người lịch lãm, thấm sâu văn hóa làng quê, thấu hiểu bài học làm người, cách của một tài năng độc đáo, độc đáo ngay trong sự khiêm nhường để tránh không làm tổn thương người khác. Nếu quá trình sống của mỗi người là sự tự họa bức chân dung của người đó trong ký ức của người đối diện, thì đó chính là bức chân dung ông tự vẽ trên trang giấy tâm hồn người bên cạnh. Chính vì vậy, ông càng thêm lớn, càng thêm gần, càng thêm nhớ tiếc trong mỗi chúng ta.
Như vậy, Học là Giỏi đã chia sẻ tới các bạn những đoạn văn khái quát về tác giả với mong muốn giúp cho các bạn soạn văn 9 tập 1 đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Đừng quên sử dụng những đoạn văn này cho việc học và ôn tập bài để đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn. Học là Giỏi chúc bạn học tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết sau. Tạm biệt mọi người!
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 17/1/2025 09:34 AM
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bản hòa ca dịu dàng về khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu. Qua từng câu thơ, tác giả khéo léo vẽ nên bức tranh thiên nhiên trầm lắng, mơ màng và đầy chất thơ, đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Sang thu giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo và tâm hồn tinh tế của nhà thơ nhé.
Thứ sáu, 17/1/2025 06:55 AM
Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
“Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân đầy sống động. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của tiết Thanh minh, từ đó gửi gắm những rung cảm tinh tế về con người và cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích cảnh ngày xuân để giúp bạn nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ tư, 8/1/2025 09:18 AM
Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể hiện nỗi lòng thổn thức của Thúy Kiều khi bị giam lỏng nơi đất khách quê người. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều và cũng phản ánh xã hội phong kiến tàn khốc, nơi con người phải chịu đựng đau khổ vô tận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để giúp bạn hiểu và nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ sáu, 3/1/2025 06:50 AM
Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi
Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bởi giá trị nghệ thuật với những nhân vật được mô tả chân thực và độc đáo. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong ngữ văn lớp 9 là một trong những đoạn đặc sắc, mở ra bức tranh đẹp về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó thể hiện tài năng miêu tả nhân vật độc đáo của nhà thơ. Trong bài học này, gia sư online Học là Giỏi sẽ chỉ bạn cách phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để đạt được điểm cao nhé.
Thứ sáu, 27/12/2024 10:18 AM
Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi
Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, là một kiệt tác văn học thể hiện sự sắc bén khi mô tả về xã hội phong kiến bất công. Được viết trong hoàn cảnh đầy biến động, tác phẩm phản ánh sâu sắc số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua việc phân tích Truyện Kiều, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn thấy được những giá trị nhân văn, sự phản ánh hiện thực xã hội, và tinh thần khát khao tự do trong một thế giới đầy đau thương.
Thứ năm, 26/12/2024 09:12 AM
Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết
Trong bất kỳ bài văn nghị luận, bài thuyết trình hay cuộc tranh luận nào, luận điểm đóng vai trò then chốt, giúp truyền tải tư tưởng và làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Việc xác định và xây dựng luận điểm đúng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho bài viết, đảm bảo tính thuyết phục và sự kết nối logic giữa các ý tưởng. Vậy luận điểm là gì? Xác định luận điểm như thế nào? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu vai trò và cách trình bày luận điểm để nâng cao chất lượng bài viết của bạn.