Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

schedule.svg

Thứ hai, 27/5/2024 06:37 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một thể thơ độc đáo với cấu trúc đặc biệt. Thể thơ này xuất hiện từ thời kỳ Nhà Đường ở Trung Quốc vào thế kỷ VII và đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa thơ ca cổ điển. Hôm nay, hãy cùng Học là Giỏi khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của thể thơ hay và ý nghĩa này nha!

Mục lục [Ẩn]

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là một thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được ra đời vào thế kỉ XII vào thời nhà Đường ở Trung Quốc.

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Về bố cục, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thường triển khai theo hướng: khởi (mở ý cho bài thơ), thừa (tiếp nối, phát triển ý thơ), chuyển (chuyển hướng ý thơ), hợp (thâu tóm ý tứ của toàn bài). Về luật thơ, bài thơ tứ tuyệt cơ bản vẫn tuân theo các quy định như ở bài thơ thất ngôn bát cú nhưng không bắt buộc phải đối.

Ví dụ minh họa:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt)

Xem thêm: Các thể loại thơ trong văn học

Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thơ thất ngôn tứ tuyệt phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ nhà Đường, một thời kỳ được xem là hoàng kim của văn học Trung Quốc. Thời kỳ này nổi tiếng với nhiều nhà thơ lừng danh như Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Vương Duy, những người đã đóng góp rất nhiều vào sự phong phú và đa dạng của thể loại thơ này. Thể thơ này ban đầu được dùng để biểu đạt những tình cảm sâu sắc và những suy tư triết lý, sau đó trở thành một công cụ phổ biến để mô tả cảnh vật và con người trong cuộc sống hàng ngày.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn lan tỏa sang các nước khác trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, thể thơ này cũng được nhiều nhà thơ nổi tiếng sử dụng, tạo nên những tác phẩm đặc sắc trong văn học Việt. Như vậy, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt không chỉ có một lịch sử lâu đời và phong phú mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học của nhiều quốc gia.

Quy tắc gieo vần của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

Ví dụ:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi

Qua những sân cung rộng hải hồ

Có phải A Phòng hay Cô ?

Lá liễu dài như một nét mi.

(Nhị hồ - Xuân Diệu)

Quy tắc ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Quy tắc ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một thể loại thơ truyền thống của văn học Trung Quốc và Việt Nam, mỗi bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Cách ngắt nhịp của thể thơ này thường theo các kiểu sau:

Ngắt nhịp 4/3: Đây là cách ngắt nhịp phổ biến nhất, câu thơ được chia thành hai phần: bốn chữ đầu và ba chữ sau.

Ví dụ nhịp 4/3:

Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương / mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau / thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, /  bạc như vôi.

(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)

Ngắt nhịp 2/2/3 và 3/4: Ít phổ biến hơn nhưng cũng xuất hiện để tạo sự thay đổi nhịp điệu và cảm xúc cho bài thơ.

Ví dụ nhịp 2/2/3:

Thôn hậu / thôn tiền / đạm tự yên

Bán vô / bán hữu / tịch dương biên

Mục đồng địch lí / ngưu quy tận

Bạch lộ song song / phi hạ điền. 

(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)

Ví dụ nhịp 3/4:

Tiếng suối trong / như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.

Cảnh khuya / như vẽ / người chưa ngủ,

Chưa ngủ / vì lo / nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Những cách ngắt nhịp khác nhau không chỉ tạo ra sự phong phú về âm điệu mà còn giúp bài thơ truyền tải được nhiều cảm xúc và ý nghĩa hơn. Bằng cách lựa chọn và áp dụng nhịp điệu phù hợp, tác giả có thể làm nổi bật các yếu tố quan trọng của bài thơ, tạo nên sự hài hòa và sâu sắc trong từng câu chữ.

Xem thêm:

Tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú - Tinh hoa thơ Đường luật

Tất tần tật về thể thơ Haiku - Tinh hoa văn học Nhật Bản

Kết luận

Học là Giỏi hi vọng bài viết này đã giúp các bạn khám phá và hiểu sâu hơn về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ tiêu biểu không thể thiếu trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, thất ngôn tứ tuyệt không chỉ là một di sản văn hóa quý báu mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người yêu thơ, khuyến khích sự sáng tạo và sự kết nối sâu sắc với tâm hồn và truyền thống.  

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiêu biểu
schedule

Thứ ba, 24/6/2025 09:44 AM

Những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiêu biểu

Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, có những giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của cả một quốc gia. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là một thời kỳ như thế - nơi khát vọng hùng cường được cụ thể hóa bằng hành động và thành tựu. Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để giúp bạn xây dựng bài văn nghị luận xã hội hay và dễ dàng đạt điểm cao nhé.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025
schedule

Thứ ba, 17/6/2025 04:14 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025

Học là Giỏi cung cấp đầy đủ đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025 giúp học sinh thuận tiện trong việc kiểm tra kết quả và tự đánh giá phần bài làm của bản thân.

Đáp án, đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025
schedule

Thứ sáu, 13/6/2025 07:18 AM

Đáp án, đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025

Kỳ thi văn năm nay được tổ chức vào sáng ngày 2/06/2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điều chỉnh trong cấu trúc và cách ra đề. Học là Giỏi sẽ cung cấp chi tiết đáp án đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025 để giúp phụ huynh và học sinh có thể đối chiếu kết quả và tra cứu dễ dàng.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:56 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025

Học là Giỏi sẽ cung cấp đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025 chính thức giúp các em dễ dàng đối chiếu bài làm và ước lượng điểm số một cách chính xác.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:23 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025

Học là Giỏi cập nhật nội dung đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025, giúp thí sinh đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực của bản thân.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:07 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025

Để giúp các em học sinh và phụ huynh theo dõi, đối chiếu kết quả bài làm,Học là Giỏi sẽ cập nhật đầy đủ đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025, hỗ trợ quá trình tra cứu và đánh giá kết quả nhanh chóng và chính xác.

message.svg zalo.png