Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Thể thơ Haiku là một trong những thể loại thơ truyền thống và nổi tiếng nhất của Nhật Bản, nổi bật bởi sự cô đọng và tính triết lý sâu sắc. Hãy cùng Học là Giỏi khám phá tất cả những điều thú vị về thể thơ này, từ định nghĩa, nguồn gốc, nội dung, hình thức cho đến các ví dụ nổi bật trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục [Ẩn]
Haiku - 俳句 (bài cú hoặc hài cú) là tên gọi của một thể loại thơ cực ngắn chỉ gồm 3 câu, vô cùng độc đáo ra đời ở Nhật Bản và được xem là niềm tự hào thi ca của xứ Phù Tang.
Thể thơ Haiku là một thể thơ rất Nhật Bản, là linh hồn văn hóa của đất nước mặt trời mọc, trong đó sự cảm nhận của người Nhật Bản về cái đẹp đạt đến đỉnh cao của nó. Thơ Haiku hoàn toàn mang bản sắc Nhật Bản, không chịu ảnh hưởng của thơ Trung Quốc và thơ phương Tây.
Chẳng hạn trong bài thơ dưới đây của tác giả Basho, hình ảnh mùa xuân xứ Phù Tang hiện lên đầy chân thực qua khung cảnh người người tụ tập dưới tán cây anh đào để thưởng ngoạn vẻ đẹp mê đắm lòng người của những bông hoa mỏng manh:
Trong khúc quạt xòe
nâng chén rượu
hoa anh đào rơi
(Matsuo Basho)
Thơ ca xứ Phù Tang không bắt đầu bằng sử thi hay những trường ca đồ sộ. Mà bắt đầu bằng những vần thơ trữ tình gọi là Waka (hòa ca, thơ của người Nhật). Còn được gọi là Tanka (đoản ca). Nó là thể thơ ngắn, toàn bài chỉ có 31 âm tiết. Nhưng người Nhật vẫn chưa hài lòng với cái ngắn gọn của Waka. Chính vì vậy, họ phát minh thêm thể Haiku (hài cú). Chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết. Và nó trở thành thể thơ ngắn nhất thế giới.
Thể thơ Haiku ra đời vào thế kỳ XVII. Và nó phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Edo (1603-1867). Ban đầu thì thể thơ này mang sắc thái trào phúng. Nhưng sau đó dần chuyển sang âm hưởng tĩnh lặng của Thiền tông. Haiku phiên âm theo lối chữ Kanji (Hán tự) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày.
Thiền sĩ Matsuo Basho được coi là người khai sinh thể thơ này. Nhưng Yosa Buson cùng Masaoka Shiki hoàn thiện diện mạo và tên gọi của nó như ngày nay.
Trong thơ Haiku cổ điển bắt buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Từ này có thể trực tiếp chỉ mùa (mùa Xuân, mùa Thu...) hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, loài hoa, loài cây cỏ động vật, hoạt động, lễ hội... mang đặc trưng của một mùa trong năm.
Một bài Haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.
Mỗi bài Haiku thông thường có cấu trúc âm tiết 5 7 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của Haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên.
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới. Mỗi bài chỉ có 17 âm tiết, được viết thành một dòng. Nhưng phiên âm thì lại ngắt thành 3 dòng 5-7-5. Haiku cổ điển có niêm luật chặt chẽ. Mỗi bài thơ phải thể hiện cảm thức về thời gian. Thông qua quý ngữ (kigo). Quý ngữ là từ miêu tả hình ảnh, hoạt động các mùa. Điều này thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên. Người Phù Tang rất nhạy cảm với bốn mùa. Họ có cảm quan tinh tế về những cảnh vật bình dị xung quanh họ. Chính vì vậy, đề tài nổi bật của thơ Haiku là thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
Haiku không mô tả cảm xúc. Chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Chính vì vậy, các thi sĩ thường bắt đầu từ những điểm nhìn nhỏ lẻ. Họ chớp lấy khoảnh khắc có thần của thực tại. Đẩy cao sáng tạo và cảm xúc theo nguyên lý mùa và tính tương quan hình ảnh. Trong một bài thơ Haiku thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Nhà thơ ít dùng tính từ và trạng từ. Vì điều đó làm hạn chế sự tưởng tượng của người đọc. Chính vì vậy, thơ Haiku rất giàu sức gợi.
Đứng về mặt cấu trúc bài thơ, thơ Haiku được xem là thể thơ ngắn nhất thế giới. Tất cả chỉ vẻn vẹn có 17 âm tiết viết liền trong một dòng thơ, với nhịp ngắt truyền thống là 5/7/5. Vần trong thơ Haiku cũng không nhiều và chặt chẽ như vần trong thơ Đường luật. Thông thường, chỉ có một vần chân nối giữa dòng 5 âm tiết và dòng 7 âm tiết. Ví dụ như:
Saru wo kiku hito
Sutego ni aki no
Kaze ika ni.
Bản dịch thơ:
Tiếng vượn kêu ư?
Đứa bé bỏ rơi đang khóc
Trong gió mùa thu
(Nhật Chiêu dịch)
Nếu đặt cấu trúc bài thơ Haiku trong sự đối sánh với cấu trúc của những thể thơ ngắn trên thế giới và trong văn học phương Đông như: Tứ tuyệt của Trung Quốc, lục bát của Việt Nam ta sẽ nhận thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt của nó ở phương diện cấu trúc.
Cấu trúc của thơ tứ tuyệt Đường luật (bao gồm cả tứ tuyệt ngũ ngôn và tứ tuyệt thất ngôn) là một chỉnh thể chặt chẽ, có niêm luật, có quy tắc ngắt nhịp, phối thanh điệu, gieo vần. Ngay cả việc nhà thơ sử dụng bằng trắc trong câu cũng phải tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”...Và những quy định về mặt cấu trúc này được hầu hết các nhà thơ tuân thủ một cách tuyệt đối. Chỉ trong một vài trường hợp cá biệt, ta mới thấy có tác giả tạo ra được sự phá cách trong những bài thơ tứ tuyệt của mình. Nhưng sự phá cách đó vẫn nằm trọn trong khuôn khổ chung.
Cấu trúc thơ lục bát, trái với Đường luật, lại nhịp nhàng, uyển chuyển hơn. Về cơ bản, lục bát chỉ đòi hỏi sự đan xen hai cặp câu 6 - 8, chứ không giới hạn số câu, chữ trong một bài thơ. Lục bát sử dụng vần chân, tiếng thứ 6 của câu 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8, nhịp ngắt câu thơ phổ biến là nhịp chẵn. Cho nên, lục bát có âm hưởng nhẹ nhàng, linh hoạt, dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc.
Cấu trúc của bài thơ Haiku tuy cô đọng, ngắn gọn trong số âm tiết ít ỏi giống với tứ tuyệt và lục bát nhưng nó lại đòi hỏi sự mẫn cảm, dày công hơn của người nghệ sĩ. Haiku không bó buộc trong quy tắc gieo vần, phối thanh. Nó cũng không bắt nhà thơ phải nhất nhất ngắt bài thơ theo nhịp truyền thống 5/7/5 và gói dung lượng trong 17 âm tiết. Một số bài Haiku có thể kéo dài thành 19 âm tiết 5/7/7 tùy vào ý tưởng, cảm xúc của nhà thơ. Thậm chí, không nhất thiết phải xếp bài thơ thành ba hàng hay ba dòng thơ, trong văn bản Nhật, bài Haiku có khi được viết liền một hàng, không ngắt quãng.
Như vậy, cấu trúc thơ Haiku không nặng về quy tắc, luật lệ. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn của người làm thơ. Thuận lợi vì cũng như tư tưởng Thiền, Haiku tự do, đứng ngoài mọi quy luật. Khó khăn vì cấu trúc đơn sơ ấy lại đòi hỏi một sự cô đọng, kết tinh cao độ. Mỗi bài thơ Haiku phải là một bức tranh thủy mặc, để lại vô số khoảng trống, với những nét vẽ nhiều khi sơ sài, không dụng công...để nén vào trong đó cả biển Thiền thâm sâu, gợi lên trong lòng người trường liên tưởng, dư âm không dứt.
Mặc dù du nhập vào Việt Nam khá muộn so với thơ Đường của Trung Quốc hay thơ Sonnet của Châu Âu, nhưng hiện nay thơ Haiku lại có nhiều hoạt động sôi nổi nhất.Tiếp nhận thơ Haiku ở nước ta không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, dịch và nghiên cứu mà còn bao gồm cả hoạt động sáng tác.
Những năm qua, thể thơ độc đáo từ xứ hoa anh đào đã trở thành món ăn tinh thần của công chúng yêu thơ Việt Nam, các câu lạc bộ và cuộc thi sáng tác thơ Haiku cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, quan điểm thẩm mỹ, cảm thức về thiên nhiên và con người, thơ Haiku do người Việt sáng tác không chỉ kế thừa những đặc điểm của thể loại gốc mà còn có sự phát triển đầy sáng tạo, phá cách.
1. Bỏ lên chiếc quạt nhỏ
Từ Phú Sĩ gửi đi ngọn gió
Một chút quà Edo
(Matsuo Basho)
2. Ao cũ.
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao
(Matsuo Basho)
3. Tiếng chuông chùa lặng im
Mùi hương hoa còn đọng bên thềm
Buông xuống dần màn đêm
(Matsuo Basho)
4. Sau tuần trà buổi sáng
Trong lòng vị tăng thật yên ắng
Ngoài sân hoa cúc vàng
(Matsuo Basho)
5. Nghiên mực
pha sương hoa cúc
nhận hồn đời
(Yosa Buson)
6. Gần xa đâu đây
nghe tiếng thác chảy
lá non tràn đầy
(Yosa Buson)
7. Con sên nhỏ
Hãy leo lên đỉnh Phú Sĩ
Nhưng chậm thôi, chậm thôi
(Kobayashi Issa)
8. Yên tĩnh…
Sâu dưới đáy hồ
Một núi mây
(Kobayashi Issa)
9. Hãy đến đây
Chơi với tôi
Chim sẻ mồ côi
(Kobayashi Issa)
10. Cây chất chồng
ánh hừng đông
len vào ô cửa nhỏ
(Masaoka Shiki)
11. Một mảnh trăng tròn
bên trời đầy sao
xanh thẳm
(Masaoka Shiki)
Như vậy, Học là Giỏi đã cùng các bạn tìm hiểu về thể thể thơ Haiku - biểu tượng của văn học Nhật Bản và được yêu thích trên toàn thế giới. Hiểu rõ về định nghĩa, nguồn gốc, nội dung, hình thức và những ví dụ nổi bật của Haiku sẽ giúp bạn thêm trân trọng và yêu mến thể loại thơ tinh tế này. Hãy thử viết một bài Haiku của riêng bạn và trải nghiệm sự độc đáo của văn học Nhật Bản!
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ hai, 31/3/2025 09:55 AM
12+ dẫn chứng về lòng yêu nước hay nhất
Lòng yêu nước luôn hiện hữu trong mọi thời kỳ lịch sử dân tộc, từ những trang sử hào hùng của cha ông đến những hành động cao đẹp của thế hệ trẻ hôm nay. Việc tìm hiểu và tôn vinh những tấm gương sáng đó là động lực mạnh mẽ để mỗi người thêm yêu và cống hiến cho đất nước. Gia sư online Học là Giỏi sẽ mang đến cho bạn những dẫn chứng về lòng yêu nước giúp bạn viết bài nghị luận xã hội đạt điểm tốt nhất.
Thứ hai, 31/3/2025 08:07 AM
10+ dẫn chứng về bạo lực học đường phổ biến nhất
Bạo lực học đường luôn là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam hay rộng hơn là trên toàn thế giới. Những dẫn chứng về bạo lực học đường ngày càng nhiều, phơi bày sự khốc liệt của các hình thức bạo hành từ thể chất, tinh thần đến mạng xã hội. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cho bạn những dẫn chứng về bạo lực học đường giúp bạn mở rộng ý tưởng và viết bài nghị luận xã hội một cách hấp dẫn hơn.
Thứ sáu, 28/3/2025 10:08 AM
15+ dẫn chứng về lòng hiếu thảo ấn tượng nhất
Lòng hiếu thảo từ lâu đã trở thành một giá trị đạo đức quan trọng, là sợi dây kết nối tình cảm gia đình qua bao thế hệ. Gia sư trực tuyến Học là Giỏi sẽ mang đến cho bạn những dẫn chứng về lòng hiếu thảo giúp bạn phát triển ý tưởng viết bài văn nghị luận xã hội một cách cuốn hút hơn.
Thứ năm, 27/3/2025 10:18 AM
Các bài văn mẫu tuyển chọn nghị luận về lòng hiếu thảo
Lòng hiếu thảo từ lâu đã trở thành một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong đời sống con người. Gia sư online Học là Giỏi cung cấp dàn ý chi tiết cùng bài nghị luận về lòng hiếu thảo để hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận xã hội nhé.
Thứ năm, 27/3/2025 07:01 AM
Những bài nghị luận về mạng xã hội ấn tượng nhất
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó kết nối con người, dễ dàng tiếp cận kho tàng tri thức nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Gia sư online Học là Giỏi mang đến dàn ý chi tiết và bài nghị luận về mạng xã hội tham khảo giúp bạn nâng cao chất lượng bài văn một cách hiệu quả nhé.
Thứ năm, 27/3/2025 06:39 AM
10 dẫn chứng về niềm tin ấn tượng trong văn nghị luận
Niềm tin là sức mạnh vô hình giúp con người vượt qua thử thách và chạm đến thành công. Gia sư trực tuyến Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về niềm tin giúp bạn mở rộng ý tưởng và làm bài văn nghị luận xã hội thêm thuyết phục hơn nhé.