Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Thể thơ lục bát - Di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam

schedule.svg

Thứ hai, 27/5/2024 04:49 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam, là niềm tự hào văn học của dân tộc, sánh ngang với Đường thi của Trung Quốc, Haiku của Nhật Bản hay Sonnet của Anh và Italia. Được truyền lại qua lời ăn, tiếng nói của cha ông, tục ngữ, ca dao và các làn điệu dân ca, thơ lục bát đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay. Hãy cùng Học là Giỏi tìm hiểu về thể thơ tiêu biểu của dân tộc qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [Ẩn]

Thể thơ lục bát là gì?

Thể thơ lục bát là gì?

Thể thơ lục bát là thể thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát; đôi khi cũng có trường hợp kết thúc bằng câu lục để đạt một dụng ý tư tưởng nghệ thuật nhất định. Trong bài thơ, chữ thứ sáu của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát, chữ thứ tám của câu bát vần với chữ thứ sáu của câu lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ. Lục bát là thể thơ dân tộc mang đậm bản sắc và phong vị quê hương. 

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
 

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung…”

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

Xem thêm: Các thể loại thơ trong Văn học Việt Nam tiêu biểu

Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát

Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát

Thơ lục bát bắt nguồn từ trong ca dao Việt Nam, thể hiện thành công cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong văn học dân gian. Định hình từ thế kỷ X đến XV, thơ lục bát trở nên hoàn thiện vào thế kỷ XVI-XVII với nhiều tác phẩm giá trị. Đỉnh cao vào thế kỷ XVIII-XIX, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, nâng nghệ thuật thơ lục bát lên tầm cao mới. 

Thơ lục bát thời kỳ đầu thế kỷ XX nổi bật với Tản Đà và các nhà thơ lãng mạn. Trong kháng chiến chống Pháp, lục bát phục vụ công nông binh, nổi bật là Tố Hữu. Sau năm 1954, lục bát phát triển với nhiều hướng mới mẻ. Từ sau 1975, thơ lục bát khẳng định sức sống mãnh liệt, nhiều tác giả như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn tạo dấu ấn. Các cuộc thi thơ lục bát chứng minh thể thơ này vẫn duy trì được sức sống và sự mới mẻ.

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 

“Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…”

                          (Việt Bắc - Tố Hữu)

Quy tắc gieo vần của thể thơ lục bát

Vần (hay vận) là tiếng đồng thanh với nhau. Cách gieo vần phổ biến là vần bằng, vừa gieo vần chân, vừa gieo vần lưng. Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng 6 của câu lục tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.

Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:

“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em  Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Truyện Kiều

Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ ngắn, cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ ngắn chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ liên kết với nhau là ổn.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…

Quy luật bằng trắc của thể thơ lục bát

Quy luật bằng trắc của thể thơ lục bát

Thanh là cách phát âm cao hay thấp, bổng hay trầm của mỗi âm. Chữ quốc ngữ dùng để viết tiếng Việt chỉ có năm dấu ‘sắc’,‘huyền’,‘hỏi’, ‘ngã’,‘nặng’, và chữ ‘không đánh dấu’, tương ứng với 6 thanh. Sáu thanh nêu trên có thể cô đọng thành 2 loại âm ‘bằng’ và ‘trắc’. Bằng (nghĩa đen là bằng phẳng) gồm những tiếng lúc phát ra nghe đều đều. Trắc (nghĩa đen là nghiêng, lệch) gồm những tiếng phát ra mang âm từ thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp. 

Để hiểu quy tắc bằng trắc trong thể thơ lục bát là gì, bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được tự do sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.

Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 5-Bằng

Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 6-Bằng-Tiếng 7-Bằng.

Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.

Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:

Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông .

Kêu rằng: “bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.

Một sự thật thú vị rằng quy tắc Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát viết từ ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng lục bát sẽ tuân thủ được quy luật Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao lục bát dưới đây:

“Thừa tiền thì đem mà cho

Đừng dại xem bói rước lo vào mình

Thân em như cánh hoa hồng

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.”

Quy tắc ngắt nhịp của thể thơ lục bát

Là thể thơ có số câu là số chẵn, thể thơ lục bát có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại, bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu 8. Vậy điểm khác biệt giữa các thể thơ khác và thể thơ lục bát là gì? Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp, thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài vè, bài ru.

Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.

“Trước lầu/ Ngưng Bích/ khóa xuân

Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ ở chung

Bốn bề/ bát ngát/ xa trông,

Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng/ mây sớm/ đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh/ như chia tấm lòng.”

Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo ra sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:

“Trẻ em/như búp/trên cành

Biết ăn ngủ/biết học hành/là ngoan.”

Xem thêm:

Tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú - Tinh hoa thơ Đường luật

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã cùng các bạn đi tìm hiểu về thể thơ lục bát - thể thơ gắn liền với dòng chảy lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Với bản lĩnh truyền thống mà hiện đại, thơ lục bát bước ra với thế giới rộng lớn, cho thấy tầm vóc của văn hoá Việt, nhân cách Việt, tầm vóc của đất nước và con người Việt Nam.

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Tổng hợp những dẫn chứng về tình yêu quê hương
schedule

Thứ sáu, 16/5/2025 04:06 AM

Tổng hợp những dẫn chứng về tình yêu quê hương

Tình yêu quê hương là sợi dây vô hình gắn bó con người với cội nguồn, hun đúc nên lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm với đất nước. Qua dòng chảy lịch sử và trong nhịp sống hiện đại, tình yêu quê hương được thể hiện trên nhiều phương diện, chứng minh rằng ngọn lửa yêu nước chưa bao giờ tắt trong tim người Việt. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng tình yêu quê hương để bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao hơn nhé.

10+ dẫn chứng về sự sẻ chia trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ năm, 15/5/2025 08:31 AM

10+ dẫn chứng về sự sẻ chia trong nghị luận xã hội

Sự sẻ chia là một trong những phẩm chất đáng trân trọng trong cuộc sống, góp phần kết nối con người và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về sự sẻ chia, qua đó bài văn nghị luận xã hội của bạn thêm chặt chẽ, và thuyết phục hơn nhé.

15+ dẫn chứng về tinh thần tự học trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ sáu, 9/5/2025 04:11 AM

15+ dẫn chứng về tinh thần tự học trong nghị luận xã hội

Trong cuộc sống hiện đại, tinh thần tự học giúp chúng ta tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp và cuộc sống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng về tinh thần tự học trong bài viết dưới đây giúp bạn làm phong phú thêm nội dung cho bài nghị luận xã hội nhé.

Dẫn chứng về nghiện game trong văn nghị luận
schedule

Thứ năm, 8/5/2025 10:19 AM

Dẫn chứng về nghiện game trong văn nghị luận

Game online ngày nay trở thành nỗi lo của nhiều gia đình, không ít bạn trẻ chìm đắm trong thế giới ảo, bỏ quên thực tại. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về nghiện game trong bài viết dưới đây để bạn có thể bổ sung cho bài nghị luận xã hội của mình.

Tổng hợp dẫn chứng về lòng kiên trì trong nghị luận xã hội
schedule

Thứ năm, 8/5/2025 08:16 AM

Tổng hợp dẫn chứng về lòng kiên trì trong nghị luận xã hội

Dù là trong học tập, công việc hay cuộc sống, những tấm gương kiên trì luôn mang lại những bài học quý giá. Bằng những dẫn chứng về lòng kiên trì trong bài viết sau, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn xây dựng một bài nghị luận xã hội thuyết phục và đạt điểm cao nhé.

10+ dẫn chứng về lòng khiêm tốn hay nhất
schedule

Thứ ba, 29/4/2025 10:01 AM

10+ dẫn chứng về lòng khiêm tốn hay nhất

Lòng khiêm tốn luôn được coi là một trong những đức tính quý giá của con người. Gia sư online Học là Giỏi sẽ khám phá những dẫn chứng về lòng khiêm tốn, từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của đức tính cao đẹp này trong mỗi con người.

message.svg zalo.png