Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Tổng hợp đề Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân

schedule.svg

Thứ năm, 25/4/2024 03:58 AM

Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm rất hay xuất hiện trong các thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Không chỉ có những câu điểm cao, mà các vấn đề về tác phẩm được chia thành rất nhiều dạng để đưa vào bài thi. Chẳng hạn như: các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm. Cùng Học là Giỏi tìm hiểu phương pháp cách giải các đề bài về tùy bút Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Mục lục [Ẩn]

Dạng đề đọc – hiểu về Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân (3-4 điểm)

Dạng đề thi đầu tiên có thể ra xoay quanh tùy bút Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân là dạng đọc hiểu. Với dạng đề này, yêu cầu các em phải nắm chắc các kiến thức, thông tin căn bản về tác giả, tác phẩm. 

Các câu hỏi chính xoay quanh tác phẩm với dạng đề đọc hiểu như sau:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Đề bài sẽ đưa ra một đoạn văn, đoạn trích trong tác phẩm. Yêu cầu các em phải chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn trích. Đi kèm là câu hỏi phụ phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích đó. Hầu hết, các đoạn trích được đưa ra sẽ là các phần có điểm nhấn. Sử dụng những biện pháp tu từ đặc biệt. Hoặc có một ý nghĩa, điểm nổi bật nào đó trong tác phẩm. 

Với dạng đề này, các em cần biết rõ các phần “nhấn nhá” trong tác phẩm. Chẳng hạn như: các đoạn miêu tả thác nước, miêu tả hình ảnh người lái đò vượt thác… Cùng với đó, phải biết rõ các biện pháp tu từ trong đoạn văn. Tác dụng của các biện pháp tu từ là gì? (Nhấn mạnh, đặc tả cái gì?)

Ví dụ như: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: 

“…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên…Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

(Trích Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân)

a. Chỉ rõ các biện pháp tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó.

b. Đoạn văn khiến anh/chị có những cảm xúc, cảm giác gì?

Gợi ý trả lời

a. Các biện pháp tu từ: so sánh (thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…); nhân hóa: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo… Các em có thể liệt kê hết các từ được nhân hóa trong bài viết ra. Tác dụng là để khắc họa hình ảnh sông Đà một cách tự nhiên, chân thực, sinh động hơn. 

b. Từ phần này, các em có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ cá nhân về thiên nhiên vùng Tây Bắc. Hãy lồng ghép cảm xúc cá nhân cùng dòng cảm xúc của tác giả khi viết. 

Nghị luận xã hội liên quan đến tác phẩm

Dạng đề khác liên quan đến phần đọc hiểu là nghị luận xã hội. Từ chủ đề chính của tác phẩm sẽ có các đề nghị luận xã hội yêu cầu các em làm. Đây là dạng đề cần kết hợp cùng kiến thức thực tế để có thể viết chuẩn và được điểm cao. Ngoài ra, khi làm, các em có thể phân tích các yêu cầu trong đề bài, giải nghĩa các từ có trong yêu cầu để liên hệ cùng tác phẩm. Các dẫn chứng trong bài viết có thể lấy từ tác phẩm, và thêm các dẫn chứng thực tế (nếu biết). 

Ví dụ như: Em hãy lý giải tại sao tác giả lại cho rằng: Thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta trong Người lái đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân?

Ý nghĩa lời đề từ của tác giả Nguyễn Tuân

Trong quá trình phân tích và tìm hiểu tác phẩm, chắc các em cũng biết phần đề từ có ý nghĩa rất lớn với tùy bút Người lái đò sông Đà. Vì vậy, với dạng đọc hiểu 3 - 4 điểm, sẽ có thể yêu cầu các em phân tích ý nghĩa của phần đề từ này. 

Với phần đề từ các em cần phải ngược lại nguồn gốc của 2 câu (từ 2 đất nước khác nhau) mà tác giả Nguyễn Tuân đưa ra để phân tích. Cụ thể:

  • Câu đầu lấy từ câu thơ của nhà văn cách mạng người Ba Lan: Ý nghĩa về một đất nước đầy thơ mộng trữ tình.
  • Câu 2 lấy từ lời văn của Nguyễn Quang Bích viết về dòng sông Đà: Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu. Ý nghĩa về một dòng sông Đà khác biệt, không hề giống bất kỳ con sông nào trước đây. 

Ý nghĩa chung của câu đề từ là thể hiện chủ thể chính của tác phẩm sông Đà. Tuy là một chủ đề quen thuộc, nhưng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân không hề giống với bất kỳ dòng sông Đà nào mà đọc giả đã từng biết trước đó. 

Dạng đề viết bài văn về Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân (4 - 6 điểm)

Ngoài đề đọc hiểu thì tùy bút của tác giả Nguyễn Tuân cũng hay được đưa vào làm chủ thể chính trong các đề văn phân tích. Tuy nhiên, hầu hết các đề đều sẽ không yêu cầu phân tích cả bài, mà được chia nhỏ ra. Đề văn 4 - 6 điểm với tác phẩm Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân thương hay gặp bao gồm: 

Đề 1: Phân tích tượng con sông Đà trong tùy bút bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân 

Đây là một trong những đề phổ biến nhất hay được sử dụng trong các kỳ thi. Với dạng đề này, cách giải quyết như sau:  

MỞ BÀI

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông - Người lái đò sông Đà. 

- Nhắc qua về nhân vật chính được nhắc đến trong bài văn. 

Ví dụ: Tác giả Nguyễn Tuân - một trong những tượng đài của nền văn học Việt Nam hiện đại với chất ngông của riêng mình. Mọi nhân vật trong các tác phẩm của ông đều là những người tài hoa, những đồ “mỹ nghệ chất lượng”, Và con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà - hình tượng con sông Đà chính minh chứng rõ nhất. Đây được coi là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

Tác giả Nguyễn Tuân - nhà văn luôn khao khát chạm tới sự chân thiện mỹ của văn chương

THÂN BÀI

Nhắc qua về hình tượng con người trong tác phẩm, kết nối đến hình tượng sông Đà. Chú ý phân tích 2 mặt khác biệt của sông Đà:

  • Một sông Đà hung bạo, hùng vĩ, luôn rình rập đe dọa con người.
  • Một sông Đà hiền hòa, nên thơ, trữ tình như người con gái Tây Bắc. 

Lấy dẫn chứng kết hợp cùng giọng văn cá nhân để làm nổi bật hình tượng chính trong tác phẩm. Đưa ra các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng. Khái quát lại hình tượng con sông Đà qua đó cho thấy tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

KẾT BÀI

Khái quát lại cảm nghĩ cá nhân. Tổng kết kết quả nghệ thuật trong tác phẩm. 

Ví dụ: Sông Đà dù ở hiện trạng nào thì luôn khiến người đọc trầm trồ thán phục. Để tạo nên cảm xúc này, quả thật Nguyễn Tuân đã vận dụng khéo léo các biện pháp so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, và bút pháp của riêng mình. Qua tình cảm của tác giả, em càng thấy yêu thiên nhiên, con người Việt Nam nói chung và Tây Bắc riêng - Dân tộc với những nét độc đáo, khẳng khái thể hiện ngay trong những chi tiết đơn giản nhất. 

Đề 2: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân

Một trong những thành công lớn nhất của tùy bút Nguyễn Tuân chính là tài năng và bút pháp của tác giả. Vì vậy, đề bài phân tích nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà cũng rất hay được xuất hiện. Với đề này, các em cần có một dàn ý sơ lược như sau: 

MỞ BÀI

Đôi nét về tác giả, tác phẩm.Giới thiệu điểm tạo nên sức hút cho tác phẩm. 

Ví dụ: Một tác giả thành công không chỉ đơn giản là có được tác phẩm nổi tiếng, mà nhắc đến tên tác giả, người đọc còn nghĩ ngay đến bút pháp của người đó. Nguyễn Tuân - Một trong số ít các tác giả tại Việt Nam vừa có được những tác phẩm nổi tiếng, vừa được ghi nhớ bởi “chất riêng” trong các sáng tác của mình. Người lái đò sông Đà - Một trong những tùy bút thể hiện rõ nhất bút pháp và tài năng nghệ thuật của ông. 

THÂN BÀI

Giới thiệu chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

  • Ngông.
  • Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn.
  • Tài năng vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.

Chi tiết về phong cách nghệ thuật của tác giả được vận dụng trong tác phẩm

  • Con người hoàn mỹ, miêu tả chân thực, sâu sắc: Hình tượng sông Đà hiện lên như một con người chân thực, có tâm tư tình cảm
  • Bút pháp  ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo… Một sông Đà rất gợi cảm, rất chân thật trong mắt người đọc
  • Cách dùng từ ngữ phong phú, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Giúp người đọc có thể nhìn nhận sông Đà như một người vừa hung bạo dữ dội, nhưng vẫn có nút trữ tình, nên thơ của riêng mình. 

Không chỉ thành công khắc họa hình tượng thiên nhiên, với bút pháp của mình con người trong tác phẩm cũng hiện lên đầy kiên cường, bất khuất nhưng không kém phần giản dị, tinh tế. 

  • Tác giả ngoài bút pháp miêu tả còn kết hợp tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau. Đặc biệt là đoạn miêu tả trận chiến giữa con người và thiên nhiên. 
  • Kết hợp các kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật.

KẾT BÀI

Khẳng định lại một lần nữa tài năng văn chương bậc thầy của Nguyễn Tuân và vận dụng thành công trong tác phẩm. 

Ví dụ: Sông Đà nếu không qua ngòi bút của Nguyễn Tuân có lẽ người đọc sẽ không bao giờ cảm nhận được hết nét đẹp của nó. Chính sự yêu nghề, yêu thiên nhiên, yêu con người Việt Nam cùng sự tận tâm trong nghề viết đã giúp Nguyễn Tuân xây dựng được một tác phẩm “siêu thành cô” như Người lái đò sông Đà. 

Đề 3: Phân tích đoạn văn sau trong bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" của tác giả Nguyễn Tuân

Dạng đề này sẽ lấy một đoạn văn đặc sắc trong tác phẩm để yêu cầu các em phân tích. Các đoạn văn này sẽ có những yêu cầu riêng. Muốn làm tốt dạng đề này các em phải tìm hiểu thật kỹ và hiểu rõ về tác phẩm. 

Đây là dạng đề khá khó. Thường xuất hiện trong các đề thi học sinh Giỏi. Bởi lẽ, một đoạn văn yêu cầu triển thành một bài văn dài không phải ai cũng có thể làm. Yêu cầu các em phải có tư duy linh hoạt, biết kết nối, liên kết các ý để thành một bài văn hoàn chỉnh. 

Riêng dạng đề này, cô sẽ giải đáp ở bài chia sẻ sau nhé. 

Đề 4: Liên kết các sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân lại trong một chùm chủ đề

Chẳng hạn: Một trong những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân là luôn khám phá con người dưới phương diện tài hoa nghệ sĩ. Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” và người lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, anh/ chị hãy bình luận nhận định trên.

MỞ BÀI

  • Giới thiệu tác giả.
  • Giới thiệu 2 tác phẩm và điểm chung.

Ví dụ: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân luôn là điểm ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Dưới ngòi bút của ông, mỗi con người dù làm công việc gì đều trở thành những con người tài hoa, nghệ sĩ. Minh chứng rõ nhất chính là 2 nhân vật chính trong 2 tác phẩm: Chữ người tử tù (Vang bóng một thời) và Người lái đò sông Đà (Tùy bút Sông Đà) của ông. 

THÂN BÀI

Nguyễn Tuân luôn nhìn đời bằng con mắt, cảm xúc chỉ có của riêng ông. Chí vì lẽ đó, ông được coi là một trong những nhà văn “ngông nhất” của văn học Việt Nam. Dù là người tử tù Huấn Cao, hay ông lái đò trên sông Đà thì đều là những người tài hoa nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân. 

Nét riêng chỉ có ở Nguyễn Tuân là ông nhìn nhận và khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Không chỉ tài hoa ở tài năng, chuyên môn mà ngay cả tâm hồn họ cũng là những người nghệ sĩ. Những điểm này được Nguyễn Tuân thể hiện rất rõ rõ qua 2 nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và ông lái đò trong Người lái đò sông Đà.

  • Phân tích hình tượng người tử tù Huấn Cao - Một tử tù nhưng lại được quản ngục coi trọng, khao khát có được những nét thư pháp của chính tên tử tù mình đang coi sóc. Đưa ra dẫn chứng trong bài. Chú ý đến những phần miêu tả trong cảnh cho chữ.
  • Hình tượng ông lái đò - Lái đò từ một nghề kiếm sống trở thành nghệ thuật vượt thác trong sáng tác Nguyễn Tuân. Đặc tả cảnh vượt thác, đưa dẫn chứng. 
  • Chú ý đến việc miêu tả nét đẹp tâm hồn của 2 nhân vật chính: lương thiện, tài hoa, tận tâm, mộc mạc, giản dị. 

Nét chính làm nên thành công trong các sáng tác của Nguyễn Tuân không chỉ nằm trong việc miêu tả nhân vật mà còn ở cách xây dựng nhân vật. Ông luôn thách thức bản thân ở những giới hạn mới để đem đến cho người đọc những áng văn “đã nhất, giải khát nhất”

KẾT BÀI

Tác giả Nguyễn Tuân là văn đại thụ của văn học Việt Nam. Ông luôn nỗ lực làm mới mình, sử dụng phong cách riêng mình để tạo nên những áng văn độc đáo. Chính tài năng nghệ thuật của ông là điều ghi dấu trong tâm trí người độc, khiến các tác phẩm của Nguyễn Tuân đến gần và ở lại lâu hơn cùng độc giả. 

Đề 5: Phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân

Dạng đề rất ít khi ra, trừ khi trong các bài kiểm tra 2 tiết. Nhìn chung, các kỳ thi chung hiện nay đều không ra dạng đề này. Bởi khi làm khá dài, và khiến học sinh bị nản. Với dạng đề này, các em có thể tham khảo trong bài viết: Công thức lập dàn ý khi phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà không thể bỏ qua! trước đó của cô nhé. 

Đề 6: Phân tích hình tượng Người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân

Ngoài hình tượng sông Đà thì người lái đò cũng là nhân vật chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Đề thi cũng sẽ có thể ra về phân tích hình tượng nhân vật này. Với đề này, các em cũng có thể làm tương tự như ví dụ đề 1 mà cô đã gợi ý ở trên. 

MỞ BÀI

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng người lái đò.

Ví dụ: “Nghệ nhân vượt thác” - Một danh từ riêng khi nhắc đến, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình tượng ông lái đò trong sáng tác Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân. Với đặc trưng “sản xuất ra các nghệ nhân” trong từng tác phẩm, Nguyễn Tuân luôn khiến người đọc phải thán phục bởi tài năng của mình. Nghệ sĩ “ông lái đò” trong tùy bút tại Tây Bắc của Nguyễn Tuân có gì đặc biệt? Danh xưng “nghệ nhân, nghệ sĩ” có thực sự xứng đáng. 

THÂN BÀI

Giới thiệu sơ lược về nhân vật chính

  • Diện mạo: thay vì tập trung đến gương mặt, những gì Nguyễn Tuân miêu tả lại là:  “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, ... chất mun”.
  • Lai lịch: Không nhắc đến .
  • Nghề nghiệp: lái đò trên sông Đà, chinh phục thiên nhiên.
  • Đặc tả nhiều hơn về hình tượng nhân vật chính: Hình ảnh lúc vượt thác. 
  • Tính cách: dũng cảm, mưu trí nhưng không kém phần chân chất, thật thà, tự nhiên. Lấy dẫn chứng.
  • Nét nghệ sĩ: Người chinh phục thiên nhiên, mỗi lần vượt thác là một lần “ra trận” chinh phục thủy quái. Ăn mừng sau chiến thắng với những câu chuyện bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, …

Con người khỏe khoắn, lấy lao động làm niềm vui, chọn công việc khó khăn, đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị. Tác giả nhìn nhận con người dưới con mắt khác biệt, hướng đến cái đẹp trong cuộc sống thường ngày. 

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tác phẩm.

Ví dụ: “CHÂN - THIỆN - MỸ”  chính là  3 từ miêu tả chính xác nhất về con người trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Ông lái đò không chỉ là đại diện cho con người lao động Tây Bắc, mà còn mang đầy đủ các phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa. Người lái đò sông Đà đã mang đến cho người đọc một bức tranh đẹp nhất về thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc. 

Kết luận

Tác giả Nguyễn Tuân là tác giả lớn, vì vậy các tác phẩm của ông luôn có được khai thác để đưa vào các đề thi. Vì vậy, khi học về các tác phẩm của ông, các em cần phải tìm hiểu kỹ về cả tác giả và tác phẩm, đặc biệt là tùy bút Người lái đò sông Đà. 

Hy vọng những chia sẻ của Học là Giỏi sẽ giúp các em có cái nhìn tổng thể, khái quát và chi tiết nhất về tác phẩm Người lái đò sông Đà. Cũng như biết các dạng đề sẽ cho về tác phẩm này và cách để giải quyết chúng. Hãy cùng theo Học là Giỏi cô để có những cách học Văn thú vị và không hề máy móc nhé!


Xem thêm:

Xua tan nỗi lo soạn văn 12 bằng phương pháp Take note cùng Học là giỏi

Soạn văn 10 thú vị hơn bằng cách sử dụng Bullet Journal

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Tổng hợp kiến thức đạo hàm arctan
schedule

Thứ hai, 16/9/2024 07:08 AM

Tổng hợp kiến thức đạo hàm arctan

Đạo hàm arctan là một phần thú vị và quan trọng trong toán học. Chúng có nhiều ứng dụng thực tế, từ việc xác định góc giữa các vector trong vật lý, mô hình hóa hiện tượng trong kỹ thuật, đến xử lý các phép toán liên quan đến góc và tỷ lệ trong lập trình máy tính. Hãy cùng theo dõi với Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu các kiến thức cơ bản về dạng đạo hàm này nhé.

CHƯƠNG TRÌNH “TÍCH CUP - ĐỔI QUÀ”
schedule

Thứ sáu, 13/9/2024 07:28 AM

CHƯƠNG TRÌNH “TÍCH CUP - ĐỔI QUÀ”

Học càng chăm, Cup càng nhiều, Quà càng thích

Tổng quát kiến thức đạo hàm trị tuyệt đối
schedule

Thứ sáu, 13/9/2024 04:31 AM

Tổng quát kiến thức đạo hàm trị tuyệt đối

Đạo hàm trị tuyệt đối là một dạng bài tập đòi hỏi sự tập trung cao độ và hiểu sâu về các kiến thức cơ bản của toán học. Nó giúp chúng ta tiếp cận những bài toán phức tạp hơn, như phân tích tính đơn điệu, tìm cực trị hay thậm chí giải các bài toán tối ưu trong thực tế. Gia sư online Học là Giỏi sẽ bật mí những kiến thức mới để bạn nắm vững và hiểu biết hơn về dạng đạo hàm này nhé.

Chinh phục các công thức đạo hàm logarit
schedule

Thứ năm, 12/9/2024 09:07 AM

Chinh phục các công thức đạo hàm logarit

Đạo hàm logarit là một phần kiến thức quan trọng trong toán học, đặc biệt khi học về giải tích vi phân. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm xuất hiện trong các kỳ thi THPT Quốc gia, vì vậy việc ôn tập thường xuyên là điều cần thiết để không bị bất ngờ khi gặp dạng bài này. Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi khám phá dạng đạo hàm này để nắm vững và tự tin hơn khi làm bài nhé.

Tóm tắt kiến thức về các công thức hạ bậc lượng giác
schedule

Thứ năm, 12/9/2024 02:24 AM

Tóm tắt kiến thức về các công thức hạ bậc lượng giác

Công thức hạ bậc lượng giác giúp bạn định hình lại những biểu thức lượng giác phức tạp thành những dạng đơn giản hơn, dễ dàng hơn để xử lý. Các công thức này giúp bạn xử lý các bài toán lượng giác một cách hiệu quả và chính xác nhất. Vì vậy, Gia sư online Học là Giỏi sẽ cùng bạn tìm hiểu và khám phá những công thức này nhé.

Cl hóa trị mấy? Những tính chất đặc trưng của Cl
schedule

Thứ tư, 11/9/2024 06:52 AM

Cl hóa trị mấy? Những tính chất đặc trưng của Cl

Clo (Cl) – nguyên tố hóa học mà bạn có thể đã gặp nhiều lần, nhưng có lẽ ít người thực sự hiểu rõ về nó. Vậy Clo thực sự là gì? Cl hóa trị mấy? Những tính chất đặc trưng của nó ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn cùng Gia sư online Học là Giỏi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

message.svg zalo.png