Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Tìm hiểu các kiến thức về hình thang cân

schedule.svg

Thứ ba, 8/10/2024 09:47 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Hình thang cân là một dạng tứ giác đặc biệt quen thuộc của hình học và đóng vai trò nhất định trong các ứng dụng thực tiễn. Đây là một phần quan trọng đối với kiến thức hình học và giúp chúng ta ứng dụng giải bài tập trong kiến thức phổ thông lớp 8. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá kỹ hơn về các kiến thức quan trọng về hình thang cân nhé.

Mục lục [Ẩn]

Lý thuyết về hình thang cân

Hình thang cân là một dạng đặc biệt của hình thang, có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.

Ví dụ: Ta có ABCD là hình thang cân với đáy là AB, CD <=> AB // CD và A^ = B^ hoặc C^ = D^

Lý thuyết về hình thang cân

Tính chất

Tính chất

Trong một hình thang cân có:

- Định lý 1: Hai cạnh bên sẽ có độ dài bằng nhau

Ví dụ: ABCD là hình thang cân có đáy AB, CD => AD = BC

- Định lý 2: Hai góc kề cạnh đáy bằng nhau 

Ví dụ: ABCD là hình thang cân có đáy AB, CD => A^ = B^ hoặc C^ = D^

- Định lý 3: Hai đường chéo bằng nhau 

Ví dụ: ABCD là hình thang cân có đáy AB, CD => AC = BD 

Chú ý:  Hình thang cân nội tiếp trong một đường tròn, có nghĩa là cả bốn đỉnh của hình thang cân đều nằm trên một đường tròn. 

Dấu hiệu nhận biết

+ Hình thang cân có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau

+ Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau

+ Hình thang cân nội tiếp đường tròn

Lưu ý: Hình thang cân thì có hai cạnh bên bằng nhau nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Ví dụ tứ giác có hai cặp cạnh song song với nhau cũng có các cạnh bên bằng nhau, nhưng không phải là hình thang cân.

Bài tập hình thang cân

Bài tập cơ bản

Bài 1: Hình thang ABCD có góc ACD = góc BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.

Hình thang ABCD có góc ACD = góc BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.

Gọi E là giao điểm của AC và BD.

Do góc ACD^ = BDC^ nên tam giác ECD có C1^ = D1^, nên là tam giác cân. Từ đó suy ra EC = ED. (1)

Tương tự do góc ACD = góc BDC và AB // CD, suy ra EAB^ = EBA^ 

Nên tam giác EAB cân tại E, suy ra EA = EB. (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EA + EC = EB + ED => AC = BD

Hình thang ABCD có hai đường chéo bằng nhau nên hình thang ABCD là hình thang cân.

Bài 2: Cho hình thang MNPQ (MN // PQ) có NMP^ = MNQ^ , E là giao điểm của MP và NQ. Chứng minh hình thang MNPQ là hình thang cân.

Cho hình thang MNPQ (MN // PQ) có   N  M  P  ^     =     M  N  Q  ^   , E là giao điểm của MP và NQ. Chứng minh hình thang MNPQ là hình thang cân.

Vì MN // QP nên NMP^ = MPQ^ và NQP^ = MNQ^ (các cặp góc so le trong) 

Mà NMP^ = MNQ^ ⇒ NMP^ = MPQ^ = NQP^ = MNQ^ . 

Δ MNE có NMP^ = MNQ^ nên Δ MNE cân tại E 

Suy ra ME = NE (1) 

Δ QEP có MPQ^ = NQP^ nên Δ QEP cân tại E 

Suy ra EQ = EP (2) 

Từ (1) và (2) ta có: ME + EP = NE +  EQ hay MP = NQ 

Suy ra MNPQ là hình thang cân.

Bài tập nâng cao

Bài 3: Hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD) có các đường thẳng AD, BC cắt nhau tại I, các đường thẳng AC, BD cắt nhau tại J. Chứng minh rằng đường thẳng IJ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD) có các đường thẳng AD, BC cắt nhau tại I, các đường thẳng AC, BD cắt nhau tại J. Chứng minh rằng đường thẳng IJ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

•Vì ABCD là hình thang cân nên BAD^ = ABC^ ; ADC^ = BCD^ ; AD = BC; AC = BD. 

Xét ∆DIC cân tại I (vì ADC^ = BCD^ ) nên IC = ID. 

Suy ra IC – BC = ID – AD, hay IB = IA 

Do đó I cách đều A và B nên I nằm trên đường trung trực của AB (1) 

•Xét ∆ABD và ∆BAC có: 

AB là cạnh chung; 

BAD^ = ABC^ (chứng minh trên); 

AD = BC (chứng minh trên). 

Do đó ∆ABD = ∆BAC (c.g.c) 

Suy ra ABD^ = BAC^ (hai góc tương ứng). 

Tam giác JAB cân tại J (vì ABD^ = BAC^ ) nên JA = JB 

Do đó J cách đều A và B nên J nằm trên đường trung trực của AB (2) 

Từ (1) và (2) suy ra I,J cùng nằm trên đường thẳng IJ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Bài 4: Hai tia phân giác của hai góc A, B của hình thang cân ABCD (AB // CD) cắt nhau tại điểm E trên cạnh đáy CD. Chứng minh rằng EC = ED.

Hai tia phân giác của hai góc A, B của hình thang cân ABCD (AB // CD) cắt nhau tại điểm E trên cạnh đáy CD. Chứng minh rằng EC = ED

Vì ABCD là hình thang cân nên DAB^ = ABC^ ; C^ = D^ ; AD = BC . 

Theo đề bài, ta có AE, BE lần lượt là tia phân giác của BAD^ và ABC^ . 

Suy ra A1^ = A2^ = 12 DAB^ ; B1^ = B2^ = 12 ABC^ . 

Mà DAB^ = ABC^ nên A1^ = A2^ = B1^ = B2^ .

Xét tam giác EAB cân tại E (vì A1^ = B1^ ) nên EA = EB. 

Xét ∆ADE và ∆BCE có: 

EA = EB (chứng minh trên); 

A2^ = B2^ (chứng minh trên); 

AD = BC (chứng minh trên) 

Do đó ∆ADE = ∆BCE (c.g.c). 

Suy ra EC = ED

Bài tập vận dụng

Bài 5: Cho hình thang cân ABCD (với AB // CD). Hai tia phân giác của góc A và góc B cắt nhau tại điểm K, điểm này nằm trên cạnh đáy DC. Từ K, vẽ đoạn thẳng KM vuông góc với AB tại M.

a) Hãy chứng minh rằng tam giác ABK là tam giác cân.

b) Chứng minh rằng AM = BM.

Bài 6: Cho tam giác cân EFG với EF = EG. Trên hai cạnh EF và EG, lần lượt lấy các điểm H và I sao cho EH = EI. Hãy chứng minh rằng tứ giác HIGF là hình thang cân.

Bài 7: Cho hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB = 4 cm, đáy lớn CD = 10 cm và cạnh bên BC = 5 cm. Hãy tính đường cao AH của hình thang này.

Bài 8: Cho hình thang cân ABCD với AB // CD, và AB < CD. Gọi G là giao điểm của hai cạnh AD và BC. Gọi F là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

a) Chứng minh tam giác AGB cân tại G.

b) Chứng minh rằng tam giác ABD và tam giác BAC bằng nhau.

c) Chứng minh rằng FC = FD.

Xem thêm:

Hình thang

Đường trung bình của tam giác

Kết luận

Sau khi đi qua những định lý và bài tập, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng hình thang cân cũng rất phổ biến trong các dạng bài chứng minh và tính toán. Qua bài học trên, trung tâm gia sư online Học là Giỏi hi vọng bạn đã nắm vững kiến thức của hình thang cân để tự tin áp dụng vào những bài tập tiếp theo.

 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Tổng quát kiến thức về hình bình hành lớp 8
schedule

Thứ sáu, 11/10/2024 03:05 AM

Tổng quát kiến thức về hình bình hành lớp 8

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt trong hình học mà bạn sẽ phải đối mặt trong kiến thức lớp 8. Trong thực tế, đây là một trong những hình có cấu trúc đầy thú vị với những tính chất và dấu hiệu nhận biết độc đáo. Cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá sâu hơn về kiến thức hình đặc biệt này nhé!

Đường trung bình của tam giác, hình thang toán lớp 8
schedule

Thứ tư, 9/10/2024 08:12 AM

Đường trung bình của tam giác, hình thang toán lớp 8

Trong hình học, các yếu tố liên quan đến hình tam giác và hình thang luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các bài toán từ cơ bản đến nâng cao. Một trong những khái niệm đáng chú ý là đường trung bình của tam giác, hình thang. Đường trung bình không chỉ giúp chia tỉ lệ các cạnh một cách cân đối mà còn cung cấp nhiều tính chất đặc biệt về sự song song và tỷ lệ của các cạnh còn lại. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá những định lý liên quan đến đường trung bình và áp dụng vào việc giải các bài toán nhé.

Khám phá kiến thức về hình thang lớp 8
schedule

Thứ hai, 7/10/2024 08:48 AM

Khám phá kiến thức về hình thang lớp 8

Hình thang là 1 hình học rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày xuất hiện khắp mọi nơi và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng thực tiễn. Trong kiến thức toán học lớp 8 hình thang cũng là phần kiến thức quan trọng không thể bỏ qua. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá kỹ hơn về định nghĩa, tính chất và các công thức quan trọng liên quan đến hình thang nhé.

Nắm trọn cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
schedule

Thứ sáu, 4/10/2024 10:19 AM

Nắm trọn cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối không chỉ đơn thuần là một phép toán, mà còn là một cách nhìn nhận khoảng cách, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các số và vị trí của chúng trên trục số. Trong bài viết này, gia sư online Học là Giỏi sẽ cùng nhau khám phá những kiến thức cần thiết về giá trị tuyệt đối, cách giải các phương trình chứa nó và thực hành với những bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Bí quyết giải bài toán bằng cách lập phương trình
schedule

Thứ sáu, 4/10/2024 04:02 AM

Bí quyết giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải bài toán bằng cách lập phương trình bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng các đại lượng liên quan, trước khi đưa người dùng tới mục tiêu cuối cùng là kết quả. Việc nắm vững các bước cơ bản trong việc lập phương trình sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giải quyết các bài toán trong thực tiễn. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá những bước đi quan trọng trong cách lập phương trình và giải quyết các dạng toán.

Tổng hợp kiến thức phương trình chứa ẩn ở mẫu
schedule

Thứ tư, 2/10/2024 07:05 AM

Tổng hợp kiến thức phương trình chứa ẩn ở mẫu

Phương trình chứa ẩn ở mẫu chính là một trong những bài toán khó nhằn đối với những bạn học sinh lớp 8. Ẩn số trong phương trình không chỉ xuất hiện ở những vị trí quen thuộc mà còn nằm sâu trong các mẫu số, đòi hỏi chúng ta phải biết cách để giải. Cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá xem làm sao để giải quyết những phương trình này một cách dễ dàng nhé.

message.svg zalo.png