Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Đa giác là gì? Những loại đa giác thường gặp

schedule.svg

Thứ năm, 17/10/2024 09:15 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Trong hình học phẳng, đa giác là một khái niệm quan trọng và quen thuộc thường gặp với học sinh lớp 8. Loại hình này hiện diện khắp nơi, từ những họa tiết đơn giản trong nghệ thuật đến những cấu trúc phức tạp trong kiến trúc. Vì vậy, gia sư online Học là Giỏi sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về loại hình này trong cả lý thuyết và thực tiễn nhé.

Mục lục [Ẩn]

Kiến thức cần nhớ đa giác

Đa giác là hình học bạn sẽ dễ dàng thấy được ở thực tiễn hay các bài tập, đặc biệt sẽ xuất hiện phổ biến trong kiến thức hình học lớp 8. Để nắm bắt kiến thức cơ bản, dưới đây là khái niệm để bạn có cái nhìn rõ hơn về loại hình này.

Khái niệm 

Một đa giác A1, A2, ..., An là hình tạo thành bởi n đoạn thẳng A1A2, A2A3, ..., AnA1, trong đó không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng. Ta có:

- Đa giác với n đỉnh được gọi là hình n-giác hoặc hình n cạnh.

- Đường chéo của đa giác là đoạn thẳng nối hai đỉnh không liền kề nhau.

Ví dụ:

Hình ABCDEF có 6 cạnh, còn được gọi là lục giác.

Hình GHIJK có 5 cạnh, còn gọi là ngũ giác.

Hình ABCDEF

Đa giác lồi

Đây là loại đa giác mà toàn bộ hình nằm về một phía của đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của nó.

Ví dụ: Hình ABCDEF là đa giác lồi vì nó hoàn toàn nằm về một phía của mỗi đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của nó.

Đa giác lồi

Hình GHIJK không phải là đa giác lồi do không nằm hoàn toàn về một phía của đường thẳng chứa cạnh JK.

Hình GHIJK

Chú ý: Từ nay, khi nhắc đến đa giác mà không có chỉ định cụ thể, ta sẽ mặc định đó là đa giác lồi.

Đa giác đều

- Đa giác đều là loại đa giác có các cạnh bằng nhau và các góc trong bằng nhau. Loại hình này có tính đối xứng cao, thường được sử dụng trong thiết kế và xuất hiện trong nhiều mô hình tự nhiên.

Đa giác đều

Lưu ý: Số đo của mỗi góc trong một đa giác đều với n đỉnh được tính bằng công thức (n2)×180°n.

Tính chất của Đa giác

Loại hình này là một khái niệm quan trọng trong hình học phẳng với nhiều tính chất đặc trưng làm đa dạng thêm cách chúng được ứng dụng. Những tính chất này không chỉ có ý nghĩa trong lý thuyết mà còn có giá trị thực tiễn.

Tổng số đo các góc trong:  Với một đa giác có n đỉnh, tổng các góc trong được tính bằng công thức ( n − 2 ).180 ° với n là số đỉnh, n > 2.

Số đường chéo: Số đường chéo của một đa giác với n đỉnh được tính bằng công thức n.( n  3 )2 với n là số đỉnh và n > 3.

Tính chất đối xứng: Nếu có một đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và trung điểm của đường chéo chia thành hai phần thì hình sẽ đối xứng qua đường thẳng đó.

Những tính chất này giúp nhận diện và giải quyết nhiều vấn đề toán học, từ đơn giản đến phức tạp, và là cơ sở cho việc ứng dụng trong các lĩnh vực như thiết kế, kiến trúc, và kỹ thuật.

Ứng dụng trong thực tiễn

Ứng dụng trong thực tiễn

Hình học này không chỉ là một khái niệm toán học mà còn có nhiều ứng dụng thực tiễn quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, và khoa học máy tính.

Kiến trúc và xây dựng: Hình học này thường được sử dụng trong việc thiết kế các khuôn viên và các công trình kiến trúc độc đáo như lăng kính, kim tự tháp.

Đồ họa máy tính: Trong lĩnh vực đồ họa, đặc biệt là đa giác lồi, được sử dụng để mô phỏng hình dạng và hiển thị các đối tượng 3D.

Nghệ thuật và thiết kế: Loại hình này có ảnh hưởng lớn trong việc tạo ra các mẫu thiết kế thời trang và tác phẩm nghệ thuật trừu tượng.

Các đặc tính như đối xứng và cân bằng khiến chúng trở thành công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực, giúp các nhà khoa học và nghệ sĩ không ngừng sáng tạo và ứng dụng.

Bài tập đa giác

Để nắm rõ kiến thức cơ bản trên thì phải luyện tập thường xuyên với các dạng bài tập. Dưới đây là các dạng cơ bản và nâng cao.

Bài tập cơ bản

Bài 1: Cho ngũ giác ABCDE. Kẻ các đường chéo AC và AD. Kể tên các đa giác có trong hình vẽ.

Cho ngũ giác ABCDE. Kẻ các đường chéo AC và AD. Kể tên các đa giác có trong hình vẽ.

Các đa giác có trong hình vẽ là:

+ Tam giác ABC; ACD; ADE

+ Tứ giác ABCD; ACDE

+ Ngũ giác là ABCDE

Bài 2: Tính số đường chéo của một hình lục giác.

Vì lục giác là hình có 6 đỉnh nên áp dụng công thức tính số đường chéo của đa giác ta có: 

Số đường chéo của hình lục giác là: 

n.( n  3 )2 = 6.( 6  3 ) 2= 9 (đường chéo)

Bài tập nâng cao

Bài 3: Cho hình thoi ABCD có A^ = 60 ° . Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh MBNPDQ là lục giác đều.

 Cho hình thoi ABCD có ˆ A = 60 ° . Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh MBNPDQ là lục giác đều.

Vì ABCD là hình thoi nên AB = BC = CD = DA 

Lại có M là trung điểm của AB ⇒ BM = AM = 12  AB 

N là trung điểm của BC ⇒ CN = NB = 12 BC 

P là trung điểm của CD ⇒ PC = PD = 12 DC 

Q là trung điểm của AD ⇒ AQ = QD = 12 AD 

Do đó: AM = BM = CN = NB = CP = PD = AQ = QD  (1) 

Xét tam giác AQM có: 

AQ = AM 

QAM ^= 60 ° 

⇒ Δ AQM là tam giác đều 

⇒ AM = MQ (2) 

Do ABCD là hình thoi 

⇒  QAM ^NCP^ = 60 ° (tính chất) 

Xét tam giác CPN có 

CP = CN 

NCP^ = 60 ° 

⇒ Δ CPN là tam giác đều 

⇒ CN = PN (3) 

Từ (1); (2); (3) ⇒ BM = BN = NP = PD = DQ = QM (*) 

Xét hình thoi ABCD có

 A^ = C^ = 60 ° ⇒ B^ = D^ = 120 ° (4) 

Ta có: AMQ^ và BMQ^ là hai góc kề bù 

⇒ BMQ^ + AMQ ^= 180 ° 

Mà AMQ ^= 60 ° do tam giác AMQ đều 

⇒ BMQ^ + 60 ° = 180 ° 

⇒ BMQ^ = 120 ° (5) 

Chứng minh tương tự ta được các góc DQM^ = BNP^ = DPN^ = 120 ° (6) 

Từ (4); (5); (6) 

⇒ B^ = D^ = BMQ^ = DQM^ = BNP^ = DPN^ = 120 ° (**) 

Xét lục giác MBNPDQ có: 

BM = BN = NP = PD = DQ = QM (theo (*)) 

B^ = D^ = BMQ^ = DQM^ = BNP^ = DPN^ = 120 ° (theo (**)) 

Vậy lục giác MBNPDQ là lục gác đều.

Bài 4: Một đa giác đều có n cạnh. Mỗi góc của nó bằng 156°. Tính số cạnh của hình.

Áp dụng công thức tính số đo mỗi góc trong đa giác đều ta có: 

( n − 2 ) 180 °/ n = 156 ° 

⇔ ( n − 2 ) 180 ° = n. 156 °

 ⇔ n .180 ° − 360 ° = n .156 ° 

⇔ n .180 ° − n .156 ° = 360 ° 

⇔ n.( 180 ° − 156 ° ) = 360 ° 

⇔ n .24 ° = 360 ° 

⇔ n = 360 ° : 24 ° 

⇔ n = 15

Vậy đa giác đều này có 15 cạnh.

Xem thêm: 

Tổng hợp kiến thức về đối xứng trục lớp 8

Tổng quát kiến thức về hình bình hành lớp 8 

Kết luận

Đa giác là hình học thú vị trong toán học đóng góp nhiều ứng dụng cho các ngành khác nhau qua những tính chất hình học đơn giản. Qua bài học này, trung tâm gia sư online Học là Giỏi hi vọng bạn đã nắm bắt kiến thức trên và dễ dàng ứng dụng trong các bài toán sau này.

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Cách so sánh phân số chính xác và dễ hiểu cho học sinh
schedule

Thứ năm, 3/7/2025 09:37 AM

Cách so sánh phân số chính xác và dễ hiểu cho học sinh

Trong chương trình toán tiểu học, so sánh phân số là kỹ năng nền tảng giúp học sinh nhận biết trong các đơn vị chia không đều. Trong bài viết này, Học là Giỏi sẽ đồng hành cùng bạn khám phá các phương pháp so sánh phân số cùng với những bài tập ứng dụng đa dạng để bạn luyện tập hiệu quả và tự tin hơn khi làm bài nhé.

Phân số bằng nhau là gì? Cách nhận biết đơn giản nhất
schedule

Thứ năm, 3/7/2025 03:24 AM

Phân số bằng nhau là gì? Cách nhận biết đơn giản nhất

Trong chương trình Toán lớp 4, phân số bằng nhau là một trong những nội dung quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các phần. Học là Giỏi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết kiến thức về dạng phân số này trong bài viết dưới đây nhé.

Tử số và mẫu số là gì? Kiến thức nền tảng về phân số
schedule

Thứ tư, 2/7/2025 03:40 AM

Tử số và mẫu số là gì? Kiến thức nền tảng về phân số

Khi học về phân số, chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc: Tử số và mẫu số là gì? Đây là khái niệm xuất hiện thường xuyên trong chương trình Toán tiểu học. Học là Giỏi sẽ cung cấp chi tiết kiến thức trong bài viết sau giúp bạn hiểu rõ tử số và mẫu số trong toán học nhé.

Các phương pháp quy đồng mẫu số các phân số
schedule

Thứ ba, 1/7/2025 08:07 AM

Các phương pháp quy đồng mẫu số các phân số

Trong chương trình toán tiểu học, phân số luôn là phần kiến thức khiến nhiều học sinh cảm thấy khó tiếp cận. Đặc biệt, việc quy đồng mẫu số thường gây nhầm lẫn nếu không được hướng dẫn cụ thể. Học là Giỏi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về quy đồng mẫu số các phân số một cách dễ hiểu và chi tiết.

Đáp án, đề thi môn Toán vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025
schedule

Thứ ba, 17/6/2025 04:12 AM

Đáp án, đề thi môn Toán vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025

Học là Giỏi tổng hợp trọn bộ đáp án, đề thi môn Toán vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025 nhằm hỗ trợ học sinh thuận tiện trong việc so sánh kết quả và tự đánh giá năng lực làm bài.

Đáp án, đề thi môn Toán THPT Quốc gia 2025
schedule

Thứ sáu, 13/6/2025 07:11 AM

Đáp án, đề thi môn Toán THPT Quốc gia 2025

Bài viết cập nhật nhanh chóng và chính xác đề thi cùng đáp án giúp thí sinh so sánh kết quả và định hướng các nguyện vọng phù hợp. Học là Giỏi cung cấp đề thi chính thức môn Toán THPT Quốc gia 2025 được thi vào chiều ngày 26/06/2025 kèm đáp án chi tiết từng mã đề, hỗ trợ thí sinh tra cứu dễ dàng và tiện lợi.

message.svg zalo.png