Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

[Tổng hợp]Công thức tính chu vi hình phẳng Toán lớp 3

schedule.svg

Thứ năm, 25/4/2024 03:20 AM

Việc ghi nhớ, vận dụng các công thức tính chu vi một số hình phẳng trong Toán lớp 3 là rất cần thiết. Sau đây là tổng hợp đầy đủ của Học là Giỏi về các công thức tính chu vi một số hình phẳng trong Toán lớp 3.

Mục lục [Ẩn]

Chu vi hình học ở Toán lớp 3 là gì?

Trước khi đi vào công thức tính chu vi của hình phẳng cụ thể trong Toán lớp 3 thì ta cần xác định được định nghĩa chu vi hình học là gì?

Chu vi hình học là độ dài đo được của một đường khép kín bao quanh 1 mặt phẳng 2 chiều, hoặc là độ dài đường bao quanh diện tích của hình đó.

Công thức tính chu vi hình tam giác

Chu vi tam giác là tổng độ dài 3 cạnh của tam giác.

Ví dụ: a, b và c lần lượt là độ dài ba cạnh tam giác, thì công thức tính chu vi sẽ là: 

P = a + b + c.

Công thức tính chu vi hình tứ giác

Tổng độ dài 4 cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.

Công thức: P = a + b + c + d

Trong đó: P: Chu vi hình tứ giác

                a, b, c, d: Độ dài 4 cạnh của tứ giác.

Công thức tính chu vi hình chữ nhật

Công thức tính

Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

Công thức: P = (a + b) x 2

Trong đó: P: Chu vi hình chữ nhật

                a: chiều dài

                b: chiều rộng

Các dạng bài tính chu vi hình chữ nhật thường gặp trong Toán lớp 3

Dạng 1: Cho chiều dài và chiều rộng, tính chu vi hình chữ nhật

Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật P = (a + b) x 2

Trong đó: P: Chu vi hình chữ nhật

                a: chiều dài

                b: chiều rộng

Ví dụ: Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 20cm và chiều dài bằng 25cm.

Hướng dẫn giải:

Chu vi của hình chữ nhật là: (20 + 25) x 2 = 90 (cm)

Dạng 2: Tính chiều dài hoặc chiều rộng hình chữ nhật khi biết chu vi và độ dài của một cạnh

Phương pháp giải: 

  • Bước 1: Dựa vào số liệu đề bài đã cho về chu vi hình chữ nhật từ đó áp dụng cách tính nửa chu vi hình chữ nhật.
  • Bước 2: Lấy nửa chu vi trừ đi độ dài chiều rộng/chiều dài đã cho để tìm được độ dài cạnh còn lại.

Ví dụ: Tính chiều rộng hình chữ nhật biết chu vi là 20 cm, chiều dài là 6 cm.

Hướng dẫn giải:

Nửa chu vi của hình chữ nhật là: 20 : 2 = 10 cm.

Chiều rộng hình chữ nhật là: nửa chu vi - chiều dài = 10 - 6 = 4 cm.

Dạng 3: Tính chu vi hình chữ nhật khi biết chiều dài hoặc chiều rộng và hiệu hoặc tổng giữa chiều dài và chiều rộng

Phương pháp giải: 

  • Bước 1: Dựa vào những dữ liệu mà đề bài cung cấp để tính chiều rộng hoặc chiều dài chưa biết.
  • Bước 2: Khi đã có đầy đủ dữ kiện về chiều rộng, chiều dài chỉ cần áp dụng đúng công thức tính tương ứng để giải bài tập chính xác.

Ví dụ: Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều dài là 5 cm, chiều dài hơn chiều rộng 2 cm.

Hướng dẫn giải: 

Theo dữ liệu bài toán đưa ra chênh lệch giữa chiều dài và chiều rộng, ta tính được chiều rộng hình chữ nhật là 3 cm.

Chu vi của hình chữ nhật là: P = (chiều dài + chiều rộng) x 2 = (3 + 5) x 2  = 16 cm.

Công thức tính chu vi hình vuông

Công thức tính

Chu vi hình vuông sẽ được tính bằng cách lấy độ dài một cạnh nhân với 4.

Công thức: P = a x 4

Trong đó: P: Chu vi hình vuông

                a: cạnh hình vuông

Các dạng bài tính chu vi hình vuông thường gặp trong Toán lớp 3

Dạng 1: Cho độ dài cạnh, tính chu vi hình vuông

Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính chu vi hình vuông P = a x 4

Trong đó: P: Chu vi hình vuông

                a: cạnh hình vuông

Ví dụ: Tính chu vi của hình vuông có cạnh dài 8cm.

Hướng dẫn giải:

Chu vi của hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm)

Dạng 2: Cho chu vi hình vuông, tính độ dài cạnh

Phương pháp giải: Dựa vào công thức tính chu vi hình vuông P = a x 4, ta rút ra kết luận là muốn tính 1 cạnh của hình vuông ta  lấy chu vi hình vuông chia cho 4.

Ví dụ: Một hình vuông có chu vi bằng 80dm. Tính độ dài cạnh của hình vuông đó.

Hướng dẫn giải:

Độ dài cạnh hình vuông là: 80 : 4 = 20 (dm)

Một số lỗi sai thường gặp khi tính chu vi

Để đảm bảo việc tính chu vi của hình học được chính xác, các em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lưu ý về đơn vị đo lường: Phải đảm bảo các thông số đề bài cung cấp là cùng một  đơn vị đo độ dài. Nếu là đơn vị đo khác thì cần phải quy đổi ra cùng một đơn vị đo độ dài.
  • Dùng đúng công thức tính chu vi: Mỗi hình học sẽ có cách tính chu vi khác nhau, cần xác định chính xác loại hình học để áp dụng đúng công thức tính toán.
  • Kiểm tra lại kết quả sau mỗi phép tính: Trong toán học, nếu sai một con số, đơn vị  hay phép tính thì kết quả cũng sẽ sai. Nên hãy kiểm tra lại kết quả sau mỗi đáp án để đảm bảo tính chính xác nhé.

Trên đây công thức tính chu vi một số hình phẳng trong chương trình Toán lớp 3. Học là Giỏi mong rằng, nó sẽ gợi ý cho các bạn cách hệ thống kiến thức sáng tạo và đẹp theo cách của riêng mình, biến các công thức khô khan trở nên sinh động hơn, từ đó giúp chúng mình nhớ và áp dụng để giải được các bài toán liên quan. 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Tứ giác nội tiếp là gì? Tính chất của tứ giác nội tiếp
schedule

Thứ ba, 26/11/2024 09:39 AM

Tứ giác nội tiếp là gì? Tính chất của tứ giác nội tiếp

Tứ giác nội tiếp là một trong những khái niệm quan trọng trong hình học lớp 9, đặc biệt khi tìm hiểu về các mối quan hệ giữa các điểm và đường tròn. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá tứ giác nội tiếp này là gì và chúng có các tính chất như thế nào nhé.

Khám phá lý thuyết về cung chứa góc toán 9
schedule

Thứ ba, 26/11/2024 04:35 AM

Khám phá lý thuyết về cung chứa góc toán 9

Khái niệm cung chứa góc ở trong toán lớp 9 đóng vai trò quan trọng khi tìm hiểu các tính chất và bài toán liên quan đến hình tròn. Cùng gia sư online Học là Giỏi đi sâu vào khái niệm và tính chất về cung chứa góc của đường tròn nhé.

Tìm hiểu góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, bên ngoài đường tròn
schedule

Thứ hai, 25/11/2024 09:30 AM

Tìm hiểu góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, bên ngoài đường tròn

Góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn hoặc bên ngoài đường tròn mang đến những đặc điểm và tính chất riêng. Việc tìm hiểu về các loại góc này hỗ trợ rất nhiều trong việc giải quyết các bài toán hình học phức tạp. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá những khái niệm và định lý về góc có đỉnh nằm bên trong và bên ngoài đường tròn nhé.

Chinh phục kiến thức về góc nội tiếp
schedule

Thứ sáu, 22/11/2024 09:18 AM

Chinh phục kiến thức về góc nội tiếp

Trong hình tròn, góc nội tiếp là một chủ đề cơ bản khi chúng có nhiều tính chất cần lưu ý trong hình học phẳng. Đây là khái niệm giúp chúng ta hiểu thêm các định lý liên quan đến đường tròn. Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu về góc nội tiếp có gì đặc biệt và những nội dung quan trọng trong bài học này nhé.

Khám phá mối liên hệ giữa cung và dây
schedule

Thứ ba, 19/11/2024 10:06 AM

Khám phá mối liên hệ giữa cung và dây

Mối liên hệ giữa cung và dây cung của đường tròn là chủ đề quan trọng trong chương trình hình học lớp 9. Dù chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những đường tròn, ít ai biết rằng cung và dây cung tạo sự liên kết mật thiết trong hình tròn. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu rõ mối quan hệ này có gì đặc biệt nhé.

Tổng hợp kiến thức vị trí tương đối của hai đường tròn
schedule

Thứ hai, 18/11/2024 10:07 AM

Tổng hợp kiến thức vị trí tương đối của hai đường tròn

Vị trí tương đối của hai đường tròn là kiến thức quan trọng để xét các tính chất của 2 đường tròn này có mối quan hệ gì với nhau. Hãy cùng gia sư online Học là Giỏi khám phá các trường hợp cơ bản về vị trí tương đối của hai đường tròn này nhé.

message.svg zalo.png