Trang chủ › Cẩm nang học tập › Tin giáo dục
Kỳ thi THPT Quốc gia luôn là cột mốc quan trọng với mỗi học sinh cuối cấp và môn Ngữ văn chính là môn học quan trọng không thể lơ là. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp các tác phẩm văn học lớp 12 thi THPT giúp sĩ tử có cách ôn thi hợp lý và tự tin chinh phục mọi dạng đề.
Mục lục [Ẩn]
Trước khi lao đầu học, chúng mình phải hiểu rõ: không phải cứ học nhiều là chắc mà phải học đúng trọng tâm. Vậy đâu là những tiêu chí để xác định một tác phẩm có khả năng thi cao? Dưới đây là vài gạch đầu dòng bạn nhất định phải nhớ:
- Tác phẩm thuộc phần bắt buộc học, không nằm trong danh sách giảm tải.
- Đã từng xuất hiện trong đề thi các năm trước hoặc được các thầy cô luyện đề nhắc đi nhắc lại.
- Có đoạn trích cụ thể trong sách giáo khoa, dễ ra đề phân tích hoặc liên hệ.
- Thể loại thơ trữ tình, tùy bút, truyện ngắn, dễ rơi vào câu hỏi về nghệ thuật, tư tưởng.
Với bộ tiêu chí đó, dưới đây là những cái tên nổi bật qua từng năm:
Đoạn cần ghi nhớ:
- Phân đoạn đầu về Mị sống trong nhà thống lý Pá Tra: Mị lặng lẽ, cam chịu, sống như cái bóng.
- Cao trào: Mị tỉnh dậy trong đêm mùa xuân - thắp đèn, muốn đi chơi.
- Kết thúc: Mị cắt dây trói cứu A Phủ - hành động “bẻ lái” mạnh mẽ, mở ra hành trình trốn thoát.
Trọng tâm cần nắm:
-Diễn biến tâm lý nhân vật Mị là “món khoái khẩu” của đề thi.
- Giá trị nhân đạo sâu sắc: đồng cảm với thân phận người phụ nữ miền núi.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật từ im lặng đến phản kháng - cực tinh tế!
Đoạn đáng nhớ:
- Trận vượt thác ba vòng đầy hiểm nguy: đá biết bày binh bố trận, nước như kẻ thù hung hãn.
- Ông lái đò hiện lên như một “chiến binh” thực thụ - bản lĩnh, điềm tĩnh, đầy trí tuệ.
Trọng tâm cần nắm:
- Hình tượng con người Tây Bắc dũng cảm, tài hoa.
- Sông Đà hai mặt: hung bạo và trữ tình - tượng trưng cho vẻ đẹp dữ dội và mềm mại của thiên nhiên Việt Nam.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân - tài hoa, uyên bác.
Đoạn quan trọng:
- Dòng sông Hương như một “người con gái” dịu dàng, lặng thầm, rồi lại trở nên mạnh mẽ và quyến rũ khi về xuôi.
- Những so sánh, ẩn dụ độc đáo: dòng sông biết yêu, biết nhớ, mang hồn quê xứ Huế.
Trọng tâm cần nắm:
- Văn phong giàu hình ảnh, nhiều lớp nghĩa.
- Tình yêu quê hương tha thiết qua hình ảnh dòng sông.
- Dòng sông vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên, vừa gắn với chiều sâu văn hóa - lịch sử.
Đoạn cần thuộc lòng:
- 20 câu đầu: Cuộc chia tay giữa người cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc - tha thiết, ngậm ngùi.
- Ngôn ngữ thơ mềm mại, đậm chất dân gian.
Trọng tâm cần nắm:
- Tình cảm cách mạng thủy chung son sắt.
- Bức tranh kháng chiến giàu chất trữ tình.
- Nghệ thuật đối đáp luyến láy - đặc sản thơ Tố Hữu.
Đoạn hay ra thi:
- Phần giữa: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi…” đến “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn…”
- Nhiều hình ảnh rất đời thường: hòn trứng, miếng trầu, chiếc khăn thêu…
Trọng tâm cần nắm:
- Quan điểm mới mẻ: Đất Nước không xa vời, mà nằm trong cuộc sống bình dị.
- Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" - gần gũi, sâu sắc.
- Kết cấu liền mạch, hình ảnh phong phú, thơ tự do nhưng giàu nhạc tính.
Khi ôn thi môn Văn, nhiều bạn có xu hướng học toàn bộ chương trình lớp 12. Nhưng thật ra, không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội vào đề thi. Nắm được những văn bản ít xuất hiện, ta có thể giảm tải áp lực, tiết kiệm thời gian để đầu tư cho phần trọng tâm.
Dưới đây là danh sách các tác phẩm từng thi gần đây hoặc đã được đưa vào diện không trọng tâm, do đó khả năng xuất hiện lại trong đề chính thức 2025 là khá thấp:
- "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc": Một bài viết có giá trị lịch sử và tinh thần lớn, nhưng lại ít có tính mở trong phân tích nên khó xuất hiện trong câu nghị luận văn học.
- "Sóng" (Xuân Quỳnh): Đã được đưa vào đề thi đợt 1 năm 2021.
- "Tây Tiến" (Quang Dũng): Xuất hiện trong đề thi đợt 2 năm 2021.
- "Vợ nhặt" (Kim Lân): Được khai thác kỹ trong đề minh họa 2022 và đề chính thức 2023. Vậy nên khả năng xuất hiện tiếp là không cao.
- "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu): Tác phẩm này đã là xuất hiện trong đề thi 2022
- "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành): Dù là một tác phẩm giàu chất sử thi và biểu tượng nhưng lại ít được đề cập trong các đề minh họa.
- Các tác phẩm văn học nước ngoài như:
"Số phận con người" (Sô-lô-khốp), "Thuốc" (Lỗ Tấn), "Ông già và biển cả" (Hemingway): Văn học nước ngoài ngày càng hiếm xuất hiện trong đề thi chính thức, chủ yếu vì khó tiếp cận về ngôn ngữ và bối cảnh đối với học sinh phổ thông.
Những tác phẩm đã được giảm tải trong chương trình ôn tập:
Bên cạnh những tác phẩm ít thi cũng có không ít tác phẩm được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào danh sách giảm tải, bao gồm:
- "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Lưu Quang Vũ): Dù mang tính triết lý sâu sắc, tác phẩm này thuộc phần đã được giảm tải, nên không phải là trọng tâm ôn thi.
- "Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo): Vì không nằm trong chương trình của hệ Giáo dục thường xuyên nên không thể xuất hiện trong đề chung toàn quốc.
Trong những mùa thi THPT Quốc gia gần đây, có một số tác phẩm đã nhiều lần được lựa chọn cho câu hỏi nghị luận văn học. Dưới đây là tổng hợp các tác phẩm đã từng xuất hiện trong đề thi chính thức các năm:
Năm 2018: Chiếc thuyền ngoài xa
Năm 2019: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Năm 2020: Đất Nước
Năm 2021: Sóng (Xuân Quỳnh)
Năm 2022: Chiếc thuyền ngoài xa (xuất hiện lần thứ hai)
Năm 2023: Vợ nhặt (Kim Lân)
Năm 2024: Đất Nước
Nếu các bạn muốn theo dõi chi tiết các đoạn trích đã được đưa vào đề thi cũng như nội dung được khai thác trong từng năm, có thể tham khảo bảng phân tích cụ thể dưới đây:
STT | Tác phẩm - Tác giả | Nội dung trích dẫn | Tình trạng ra đề |
1 | Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh | Cơ sở pháp lý | Chưa xuất hiện trong đề thi chính thức |
Vạch trần tội ác | |||
Lời tuyên bố độc lập | |||
2 | Tây Tiến - Quang Dũng | 14 câu thơ đầu | Thi minh họa 2019 |
8 câu tiếp theo | Thi chính thức 2021 | ||
8 câu kế tiếp | Đề dự bị 2019 | ||
4 câu cuối | Chưa thi | ||
3 | Việt Bắc - Tố Hữu | 8 dòng đầu | Chưa thi |
12 câu sau | Chưa thi | ||
Phần “Nhớ Việt Bắc” | Chưa thi | ||
Khổ thơ tứ bình (10 dòng) | Chưa thi | ||
Đoạn còn lại | Đề dự bị 2020 | ||
4 | Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm | 9 câu mở đầu | Thi chính thức 2024 |
Khái niệm về đất nước | Thi chính thức 2013 | ||
Quan hệ giữa con người và đất nước | Chưa thi | ||
Hình tượng đất nước qua địa danh | Chưa thi | ||
Đoạn kết | Thi chính thức 2020 | ||
5 | Sóng - Xuân Quỳnh | Khổ 2 đến khổ 5 | Thi chính thức 2021 |
Khổ 6 đến khổ 9 | Chưa thi | ||
6 | Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân | Vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông | Chưa thi |
Vẻ thơ mộng, trữ tình | Chưa thi | ||
Cuộc vượt thác của người lái đò | Thi minh họa 2018 | ||
7 | Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường | Thượng nguồn | Thi chính thức 2019 |
Ngoại vi thành phố Huế | Thi minh họa 2021 | ||
Dòng sông trong lòng Huế | Chưa thi | ||
Khi dòng sông rời xa Huế | Đề thi KSCL HN 2022 | ||
8 | Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài | Trước khi về làm dâu | Chưa thi |
Nỗi khổ của Mị | Chưa thi | ||
Không khí mùa xuân | Thi chính thức 2013 & Thi minh họa 2020 | ||
Mùa đông lạnh giá | Chưa thi | ||
Giai đoạn A Phủ xuất hiện | Chưa thi | ||
9 | Vợ nhặt - Kim Lân | Cảnh xóm ngụ cư | Chưa thi |
Thị theo Tràng về | Chưa thi | ||
Cuộc gặp ở chợ | Chưa thi | ||
Bà cụ Tứ trở về | Thi minh họa 2022 | ||
Buổi sáng hôm sau | Chưa thi | ||
Bữa cơm ngày đói | Chưa thi | ||
Tiếng trống thúc thuế | Chưa thi | ||
10 | Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu | Phát hiện chiếc thuyền ngoài xa | Thi chính thức 2022 |
Cảnh bạo lực gia đình | Chưa thi | ||
Buổi xét xử tại tòa | Thi chính thức 2015 | ||
Câu chuyện tấm ảnh bộ lịch | Chưa thi |
Xem thêm:
Hơn 100 trường đại học công bố phương án xét học bạ 2025
Cập nhật lịch thi THPT 2025, những thay đổi quan trọng cần lưu ý
Hiểu rõ các tác phẩm văn học lớp 12 thi THPT là chiến lược học thông minh giúp các bạn học sinh ghi điểm tối đa môn Ngữ văn này. Trung tâm gia sư online Học là Giỏi tin rằng với bài viết trên sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức môn văn để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này nhé.
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa Lập Trình Kid chuyên sâu và ứng dụng AI - Level III
›
Khóa Lập Trình Kid nâng cao, phát triển tư duy - Level II
›
Khóa Lập Trình Kid cơ bản cho trẻ em từ 9-15 tuổi - Level I
›
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Khóa Luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Toán
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 18/4/2025 07:48 AM
Cách làm game trên scratch đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
Scratch là nền tảng dành cho người mới bắt đầu, đặc biệt phù hợp để thiết kế và xây dựng trò chơi. Với cách làm game trên Scratch, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm do chính tay mình lập trình. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cách làm game trên scratch trong bài viết dưới đây để bạn nắm được những bước tạo nên 1 trò chơi cho riêng mình nhé.
Thứ năm, 17/4/2025 09:53 AM
Cách hướng dẫn lập trình scratch cho người mới bắt đầu
Lập trình Scratch sẽ giúp bạn nâng cao sự sáng tạo và tư duy logic một cách dễ hiểu và thú vị. Với những khối lệnh dễ tiếp cận và cách tiếp cận trực quan, Scratch giúp lập trình trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt phù hợp với trẻ em. Gia sư online Học là Giỏi sẽ hướng dẫn lập trình scratch trong bài viết dưới đây để bạn có thể nắm rõ được hơn phần mềm này nhé.
Thứ tư, 16/4/2025 09:09 AM
Lập trình scratch là gì? Các tính năng nổi bật của scratch
Bạn đang tìm một cách để giúp trẻ vừa học, vừa chơi, lại phát triển tư duy? Scratch chính là lựa chọn hàng đầu! Đây là một phần mềm lập trình được thiết kế riêng cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Scratch giúp trẻ tự tạo ra game, hoạt hình, câu chuyện tương tác… mà không cần viết dòng code nào. Gia sư online Học là Giỏi giúp bạn tìm hiểu lập trình scratch có gì đặc biệt thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thứ ba, 15/4/2025 10:22 AM
Các công thức và cách tính xác suất từ cơ bản đến nâng cao
Trong toán học và cuộc sống, việc dự đoán một sự kiện có xảy ra hay không luôn là điều khiến con người tò mò. Các công thức và cách tính xác suất sẽ giúp chúng ta đo lường mức độ xảy ra của một biến cố, từ những trò chơi may rủi cho đến các quyết định trong đời sống thực tế. Gia sư online Học là Giỏi giúp bạn hiểu rõ các công thức và cách tính xác suất từ những khái niệm cơ bản đến các công thức ứng dụng cao nhé.
Thứ hai, 14/4/2025 09:47 AM
15+ dẫn chứng về kỹ năng sống cho nghị luận xã hội
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, chúng xây dựng những mối quan hệ và đạt được thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về kỹ năng sống giúp bạn xây dựng một bài nghị luận xã hội chặt chẽ và thuyết phục nhé.
Thứ sáu, 11/4/2025 10:03 AM
Tổng hợp các ký hiệu toán học cần ghi nhớ
Trong toán học, ký hiệu đóng vai trò giúp con người biểu đạt những khái niệm trừu tượng một cách logic và hệ thống. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp các ký hiệu toán học ở trong bài viết để bạn có thể nắm bắt và biết cách sử dụng hơn nhé.