Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Nắm trọn kiến thức phân tích bài thơ Nói với con - Y Phương

schedule.svg

Thứ năm, 9/5/2024 07:34 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Trong dòng chảy cảm xúc bất tận của thi ca Việt Nam, có những tác phẩm đã chạm đến trái tim và khắc sâu trong tâm hồn, như là một lời thì thầm thiêng liêng từ cội nguồn. Hướng đến những trang văn viết về tình phụ tử, ta bắt gặp được những lời dạy của người cha dành cho đứa con bé nhỏ của mình qua bài thơ Nói với con. Hãy cùng Học là Giỏi nắm trọn kiến thức phân tích bài thơ Nói với con - Y Phương ở bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu chung về bài thơ Nói với con - Y Phương

Trước khi phân tích bài thơ Nói với con, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản về bài thơ này. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ nhé. 

Tác giả Y Phương (1948 - 2022)

Tác giả Y Phương (1948 - 2022)
Chân dung tác giả Y Phương

- Tên thật: Hứa Vĩnh Sước. Sinh năm 1948, mất ngày năm 2022. Quê quán: tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (ông là người dân tộc Tày).

- Ông là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ xuất thân từ dân tộc miền núi.

- Các tác phẩm thơ của Y Phương được lấy chất liệu chủ yếu từ gia đình, quê hương và đất nước. 

- Phong cách sáng tác: Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị, hồn nhiên, mang đặc trưng lối tư duy của người vùng cao. Hình ảnh thơ được tác giả vận dụng phong phú, mang giá trị biểu tượng cao;…

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Người của núi (1982); Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm (2009); Nói với con (1980); Người núi Hoa (1982); Tiếng hát tháng giêng (1986); Lời chúc (1991); Thất tàng lồm (Ngược gió, 2006); Hoa quả chuông (Bjooc ăn lình); Đò trăng (trường ca),…

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Nói với con” được sáng tác vào năm 1980, 5 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn mà đời sống của nhân dân nói chung gặp rất nhiều khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong tâm sự của Y Phương, ông từng nói rằng: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng.”

Ngoài là lời tâm sự với con, tác phẩm còn là lời tâm sự với chính mình. Y phương giải thích: lý do để ông ra sáng tác bài thơ chính là khi ông không biết lấy gì để vịn, để tin. Khi cả xã hội lúc bấy giờ đều đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Vì vậy, muốn sống đàng hoàng như một con người, cần phải bám vào nền tảng văn hóa, tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Qua bài thơ ấy, Y Phương muốn gửi thông điệp rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ ấy bằng văn hóa.” Bài thơ đối với Y Phương như một lời tâm sự với chính mình, mục đích là để động viên bản thân, đồng thời để lại lời nhắc nhở cho các thế hệ mai sau.

Bài thơ được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam” 1945-1985.

Bố cục 

Bài thơ có 2 cách chia bố cục:

- Bố cục 1: 2 phần

Phần một - Đoạn 1: Nhắc nhở về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con.

Phần hai - Đoạn 2: Đề cao những phẩm chất cao quý của người đồng mình và mong con tiếp nối truyền thống cao đẹp đó.

- Bố cục 2: 3 phần

Phần 1: Từ đầu... đẹp nhất trên đời -> Nói với con về tình cảm cội nguồn.

Phần 2: Tiếp theo ... phong tục -> Sức sống bền bỉ của quê hương.

Phần 3: Còn lại -> Lời dặn dò của người cha.

Như vậy, bố cục bài thơ đi từ tình cảm gia đình -> tình cảm quê hương -> nâng lên lẽ sống.

Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

Sơ đồ tư duy bài thơ Nói với con - Y Phương
Sơ đồ tư duy bài thơ Nói với con - Y Phương

Dàn ý chung phân tích bài thơ Nói với con

Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn nói chung và khi phân tích bài thơ Nói với con nói riêng thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài. 

Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé!

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Y Phương: Nhà thơ dân tộc Tày, thơ giàu chất dân tộc, giản dị mà sâu sắc.

- Giới thiệu bài thơ Nói với con: Viết theo lối thủ thỉ, tâm tình của người cha với con, chứa đựng triết lý sống và tình cảm thiêng liêng.

- Dẫn dắt vào vấn đề: Bài thơ làm nổi bật hành trình trưởng thành và ý chí sống đẹp của con người.

2. Thân bài

2.1. Cội nguồn nuôi dưỡng con người: Tình cảm gia đình và quê hương

Trích dẫn: “Chân phải bước tới cha / Chân trái bước tới mẹ…”

Phân tích:

- Hình ảnh đối xứng, cân bằng => Gợi cảm giác ấm áp, chở che.

- “Một bước chạm tiếng nói / Hai bước tới tiếng cười” => Môi trường yêu thương, nuôi dưỡng nhân cách.

Ý nghĩa "người đồng mình":

- Gợi sự gắn bó cộng đồng, tình làng nghĩa xóm.

- “Rừng cho hoa / Con đường cho những tấm lòng…” => Hình ảnh thiên nhiên trù phú, đời sống gắn liền lao động và văn hóa.

2.2. Lẽ sống cao đẹp: Vươn lên mạnh mẽ và gắn bó với cội nguồn

Trích dẫn: “Người đồng mình thương lắm con ơi…”

Phân tích:

- Hình ảnh "người đồng mình" => Biểu tượng cho nghị lực, bản lĩnh vượt khó.

Điệp ngữ: “Sống trên đá…”, “Sống trong thung…” => Khẳng định tinh thần vượt lên hoàn cảnh, bám đất, bám làng.

So sánh: “Sống như sông như suối” => Sống mạnh mẽ, bền bỉ, trong sáng.

Liên hệ triết lý sống:

- Sống có lý tưởng, biết giữ mình, biết vượt khó.

2.3. Lời nhắn nhủ thiêng liêng: Gìn giữ bản sắc dân tộc

Trích dẫn: “Người đồng mình tự hào…”

Phân tích:

- “Thô sơ da thịt” => Gợi sự giản dị mà đầy nội lực.

- “Chẳng mấy ai nhỏ bé được” => Tự tôn dân tộc, không khuất phục hoàn cảnh.

Hình ảnh “đan lờ cài nan hoa”, “vách nhà ken câu hát” => Những nét đẹp truyền thống giàu bản sắc.

Ý nghĩa:

- Lời nhắn gửi thế hệ sau hãy biết tự hào, giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc.

3. Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nói với con

Ngôn ngữ thơ: Giản dị, giàu hình ảnh gợi cảm, đậm chất miền núi.

Giọng điệu: Thủ thỉ, tâm tình như lời ru của cha, khi nhẹ nhàng khi kiên định.

Thể thơ tự do: Tự nhiên, gần gũi, truyền cảm.

Biện pháp tu từ nổi bật:

Điệp ngữ: “Chân phải… chân trái…”, “Người đồng mình…” => Nhấn mạnh tình cảm, tạo nhịp thơ.

So sánh, ẩn dụ: “Sống như sông như suối”, “lên thác xuống ghềnh” => Tăng tính biểu cảm.

Đối lập: “thô sơ da thịt” >< “chẳng mấy ai nhỏ bé được” => Khắc họa nội lực tiềm ẩn.

4. Giá trị nội dung của bài thơ Nói với con

Tình phụ tử thiêng liêng: Người cha dành trọn tình yêu thương và dạy dỗ cho con.

Ý chí và nghị lực sống: Cổ vũ con biết vươn lên, sống có bản lĩnh, vượt mọi gian khổ.

Ca ngợi vẻ đẹp văn hóa dân tộc: Hình ảnh người miền núi giàu bản sắc, giàu lòng tự trọng và gắn bó với quê hương.

5. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nói với con: Là lời tâm sự của người cha cũng như là bài học sống, lời nhắn nhủ thiêng liêng về tình cảm, lối sống và bản sắc dân tộc.

- Khẳng định giá trị thẩm mỹ và tư tưởng trong thơ Y Phương.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay

Cách để phân tích Bếp lửa - Bằng Việt vừa ngắn gọn, vừa đủ ý

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã hướng dẫn các em cách nắm trọn kiến thức phân tích bài thơ Nói với con - một trong số những sáng tác thi ca xuất sắc của tác giả Y Phương. Có thể thấy rằng, học và phân tích văn không hề khó khi các em biết cách làm. Vì vậy, hãy theo dõi Học là Giỏi để có thêm nhiều kiến thức học Văn thú vị hơn nhé!

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiêu biểu
schedule

Thứ ba, 24/6/2025 09:44 AM

Những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiêu biểu

Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, có những giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của cả một quốc gia. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là một thời kỳ như thế - nơi khát vọng hùng cường được cụ thể hóa bằng hành động và thành tựu. Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để giúp bạn xây dựng bài văn nghị luận xã hội hay và dễ dàng đạt điểm cao nhé.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025
schedule

Thứ ba, 17/6/2025 04:14 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025

Học là Giỏi cung cấp đầy đủ đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lâm Đồng 2025 giúp học sinh thuận tiện trong việc kiểm tra kết quả và tự đánh giá phần bài làm của bản thân.

Đáp án, đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025
schedule

Thứ sáu, 13/6/2025 07:18 AM

Đáp án, đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025

Kỳ thi văn năm nay được tổ chức vào sáng ngày 2/06/2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điều chỉnh trong cấu trúc và cách ra đề. Học là Giỏi sẽ cung cấp chi tiết đáp án đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2025 để giúp phụ huynh và học sinh có thể đối chiếu kết quả và tra cứu dễ dàng.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:56 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025

Học là Giỏi sẽ cung cấp đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Đắk Nông 2025 chính thức giúp các em dễ dàng đối chiếu bài làm và ước lượng điểm số một cách chính xác.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:23 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025

Học là Giỏi cập nhật nội dung đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2025, giúp thí sinh đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực của bản thân.

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025
schedule

Thứ sáu, 6/6/2025 09:07 AM

Đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025

Để giúp các em học sinh và phụ huynh theo dõi, đối chiếu kết quả bài làm,Học là Giỏi sẽ cập nhật đầy đủ đáp án, đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hà Nam 2025, hỗ trợ quá trình tra cứu và đánh giá kết quả nhanh chóng và chính xác.

message.svg zalo.png