Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Phân tích Bếp lửa - một trong những đề thi hay xuất hiện khi thi vào cấp 3. Đây cũng là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Bằng Việt. Tuy nhiên, không phải em học sinh nào cũng có thể hiểu hết cảm xúc trong bài và phân tích đủ ý. Đừng lo lắng! Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ của Học là Giỏi dưới đây để biết cách phân tích Bếp lửa sao cho vừa ngắn gọn, vừa đủ ý nhé.
Mục lục [Ẩn]
Trước khi phân tích Bếp lửa, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản về bài thơ này. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ nhé.
Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 - là nhà thơ tài hoa có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.
Nhà thơ xuất hiện trên thi đàn với phong cách rất riêng và độc đáo, thơ ông trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc. Tác giả Bằng Việt thường hướng vào khai thác những kỉ niệm, ký ức thời thơ ấu, từ đó gợi lên những ước mơ của tuổi trẻ.
Bếp lửa - Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả Bằng Việt. Tác phẩm hấp dẫn người đọc bởi kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự cùng bình luận, phân tích. Thành công của bài thơ còn nằm ở sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn với người bà, là điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về tình cảm bà cháu thiêng liêng.
Bài thơ Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu hiếu thảo ở phương xa gửi về người bà. Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ những kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về với bà. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm:
Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.
Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài.
Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Bếp lửa.
- Dẫn dắt nội dung bài thơ.
II. Thân bài:
1. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
- Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa.
Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực.
Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa.
→ Hình ảnh thân thuộc gần gũi với người cháu, làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ.
- Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn:
“Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc.
Khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thảng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ => Gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng.
→ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà
- Tuổi thơ được bà yêu thương, che chở
“bà dạy”, bà chăm” → thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu
Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng (Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh)
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà
2. Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa
* Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà
Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hhi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí
Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu
→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.
- Sự tần tảo, hi sinh của bà
Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa
Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu
* Hình ảnh bếp lửa:
- Kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà.
- Người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”.
→ Thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.
3. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
- Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
- Tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu.
III. Kết bài:
- Thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.
Như vậy, Học là Giỏi đã hướng dẫn các em cách phân tích Bếp lửa - một trong số những sáng tác thi ca xuất sắc của tác giả Bằng Việt. Có thể thấy rằng, học và phân tích văn không hề khó khi các em biết cách làm. Vì vậy, hãy theo dõi Học là Giỏi để có thêm nhiều kiến thức học Văn thú vị hơn nhé!
Xem thêm:
Dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay
Gợi ý viết nâng cao phân tích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 14/3/2025 09:19 AM
10 dẫn chứng về sự trải nghiệm hay trong nghị luận xã hội
Trải nghiệm là hành trình con người tự mình khám phá, đối mặt với thử thách và rút ra những bài học quý giá. Những dẫn chứng về sự trải nghiệm từ văn học đến đời thực đều cho thấy chỉ khi dấn thân, ta mới thực sự hiểu, trưởng thành và thay đổi. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về sự trải nghiệm giúp bài văn nghị luận xã hội của bạn thuyết phục và đầy ấn tượng.
Thứ năm, 13/3/2025 09:27 AM
Những bài nghị luận về bạo lực học đường cho học sinh giỏi
Bạo lực học đường là nỗi ám ảnh đeo bám tâm trí bao thế hệ học sinh, đây luôn là vấn đề nhức nhối đến môi trường giáo dục và sự phát triển của xã hội. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp cho bạn các bài viết nghị luận về bạo lực học đường mà bạn có thể tham khảo.
Thứ năm, 13/3/2025 04:20 AM
Tổng hợp dẫn chứng về tinh thần trách nhiệm hay trong nghị luận xã hội
Trong cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chính là thước đo phẩm chất và ý chí của mỗi con người. Thực tế đã có nhiều dẫn chứng về tinh thần trách nhiệm, từ những vĩ nhân lịch sử đến những hành động giản dị trong đời thường. Gia sư online Học là Giỏi sẽ mang đến những dẫn chứng về tinh thần trách nhiệm giúp bài văn nghị luận xã hội của bạn chặt chẽ và ấn tượng.
Thứ tư, 12/3/2025 09:05 AM
Tổng hợp 12+ dẫn chứng về sự tử tế trong nghị luận xã hội
Sự tử tế là một trong những giá trị cốt lõi làm nên một xã hội tốt đẹp. Những dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống đều giúp lan tỏa điều tốt đẹp tới mỗi con người. Gia sư online Học là Giỏi sẽ cung cấp những dẫn chứng về sự tử tế giúp bài văn nghị luận xã hội của bạn trở nên thuyết phục và giàu cảm xúc hơn.
Thứ tư, 12/3/2025 06:46 AM
10+ dẫn chứng về khát vọng hay cho nghị luận xã hội
Khát vọng chính là ngọn lửa soi đường giúp con người vượt qua thử thách và chinh phục ước mơ. Những dẫn chứng về khát vọng từ thực tế cho thấy dù trong hoàn cảnh nào, những ai kiên trì theo đuổi lý tưởng đều có thể thay đổi số phận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ mang đến những dẫn chứng về khát vọng, giúp bài văn nghị luận xã hội của bạn thêm thuyết phục và ấn tượng.
Thứ năm, 6/3/2025 09:23 AM
Tuyển chọn dẫn chứng về tình cảm gia đình hay trong nghị luận xã hội
Gia đình là hai tiếng thiêng liêng chứa đựng biết bao yêu thương và gắn kết. Tình cảm gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp mỗi người vượt qua khó khăn. Gia sư online Học là Giỏi sẽ chia sẻ những dẫn chứng về tình cảm gia đình trong văn học và thực tế mà bạn có thể tham khảo cho bài văn nghị luận xã hội nhé.