Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức

Cách phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm 9 câu đầu cực hay

schedule.svg

Thứ năm, 9/5/2024 07:49 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tác giả tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ngòi bút ông thăng hoa ở những trang thơ viết về đất nước và nhân dân. Nhắc đến ông, người đọc không thể không kể đến thi phẩm Đất nước. Hãy cùng Học là Giỏi tham khảo bài viết sau để biết cách phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm 9 câu đầu cực hay nha!

Mục lục [Ẩn]

Khái quát tác giả, tác phẩm

Trước khi phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản, khái quát về tác giả và bài thơ này. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ nhé. 

a) Tác giả Nguyễn Khoa Điềm 

- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ông trực tiếp là người tham gia chiến trận, vậy nên thơ ca Cách mạng của nhà thơ xứ Huế rất chân thực, giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình hòa quyện với tư duy của một người tri thức. Là người có trách nhiệm cao với quê hương, những áng thơ của ông còn nhấn mạnh rõ vai trò, trách nhiệm của một người công dân, một người lính với đất nước.  

- Trong nghệ thuật, Nguyễn Khoa Điềm nổi tiếng là người lao động nghệ thuật vô cùng hăng say, nghiêm túc, khắt khe với những sáng tác của chính mình. Thơ của ông luôn được định hình theo một nét riêng, một lối đi riêng – kể cả khi ông viết về những đề tài rất nổi bật, quen thuộc như tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.  

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, từ tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được những nét đẹp của người Việt và bản chất anh hùng bất khuất của các chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến như: “Đất ngoại ô”, “Ngôi nhà có ngọn là ấm”, trường ca “Mặt đường khát vọng”, …

b) Thi phẩm “Đất nước’’

- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, khơi gợi tinh thần sẵn sàng xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. 

-  “Đất nước’’  được  xem  là  đoạn  trích  thành  công  nhất  của  nhà  thơ Nguyễn Khoa Điềm, nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca. Tuy đây là một đề tài không mấy mới lạ nhưng với việc kết hợp tinh tế giữa ca dao và dân ca vào trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cảm nhận mới lạ của bản thân đối với đất nước; bộc lộ một tư tưởng mang tên: Đất Nước của nhân dân

c) Một số bài thơ, nhận định có thể liên hệ khi phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

Để các em không phải mất công tìm kiếm, Học là Giỏi đã tổng hợp những bài thơ, nhận định, liên hệ hay nhất phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Khoa Điềm. Các em hãy tham khảo ngay nhé!

Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi) 

‘’Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều 

Quê hương biết mấy thân yêu 

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau 

Mặt người vất vả in sâu 

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn  

Đất nghèo nuôi những anh hùng 

Chìm trong máu la lại vùng đứng lên 

Đạp quân thù xuống đất đen 

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 

Việt Nam đất nắng chan hoà 

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh 

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung’’


 

Đất nước đàn bầu (Lưu Quang Vũ) 

‘’Chữ “thương” liền với chữ “yêu” 

Chữ “thương” đi cùng chữ “nhớ” 

Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ 

Phải thương nhau mới sống được trên đời’’ 

 

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (Lưu Quang Vũ) 

‘’gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 

Chưa xóm mạc đã bắt đầu ngọn gió 

Thổi không yên suốt dọc dài lịch sử 

Qua đất đai và đời sống con người.’’ 

 

Đất nước ta (Chế Lan Viên) 

Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc 

Đang cưỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc 

Chiếc gối lông nga cũng có âm mưu của giặc trộn vào 

Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mỵ Châu hóa giặc! 

Cho đến cùng phải hóa Sơn Tinh, Thủy Tinh Đánh giặc cùng nhau huy động núi non, lũ lụt vào vòng chiến tình yêu 

Mà cướp một cô Nàng

*

‘’Điều mà đứa trẻ cần hiểu biết trước nhất là Tổ quốc, mẹ nó.’’ - Jules Michelet 

‘’Nước là ở lòng người, cái nguyên tố lập ra nước là tự trong lòng người, không phải ở đâu xa.’’ - Phạm Quỳnh 

‘’Một Tổ quốc thường bao gồm những người chết đã gây dựng nên cũng như những người sống đang tiếp tục. ‘’- Ernest Renan

‘’Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc.’’ (I-li-a Ê-ren-bua)


 

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm qua 9 câu đầu

Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài. 

Các em có thể tham khảo dàn ý phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Khoa Điềm qua 9 câu đầu dưới đây nhé!

a) Mở bài

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về Đất Nước thân thương, bình dị trong trái tim mỗi con người.

b) Thân bài

- Nguồn gốc của đất nước: Nếu như trước đây, các nhà thơ khi định nghĩa về Đất Nước thường gắn hai chữ thiêng liêng này với những điều lớn lao, kỳ vĩ; với những trang sử vàng  chói  lọi;  với  tên  tuổi  của  những  người  anh  hùng  vang  danh  núi sông… thì Nguyễn Khoa Điềm lại bắt đầu hành trình tìm về cội nguồn của Đất Nước bằng cách soi chiếu vào chính bản thân mỗi cá thể bé nhỏ.  

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể 

- Lời thơ vang lên thật dịu dàng, trìu mến như lời kể của một câu chuyện cổ tích đã có từ ngàn xưa: “Khi ta lớn lên, đã có rồi". Theo tác giả, Đất Nước ra đời từ rất xa xưa, từ lúc mà mỗi chúng ta sinh ra thì đã có đất nước. Thi nhân đã đi trả lời cho câu hỏi ‘’đất nước có tự bao giờ’’ một cách thật gần gũi và thân thương đến lạ thường – không một dấu mốc lịch s hay một điểm thời gian cụ thể, chỉ là chính câu chuyện của “ta” – của tôi, của bạn, của mọi người con đất Việt sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S thân thương.  

- Giọng điệu thủ thỉ của những trang chuyện cổ tích lại càng được khắc họa rõ ở câu thơ thứ hai, khi Đất Nước có trong những “ngày xa ngày xưa” qua lời kể dịu hiền của mẹ. Cụm từ mang tính chất phiếm chỉ “ngày xa ngày xưa” khiến ta bất giác nghĩ tới những câu chuyện ấu thơ đã nuôi tâm hồn ta lớn, như bầu sữa mẹ dịu ngọt, như dòng nước mát tưới tắm cho trái tim. Trong câu chuyện cổ ấy có cô Tấm bước ra từ quả thị, có chàng Thạch Sanh dũng cảm tốt bụng cứu người, có những câu chuyện đạo lý tốt đẹp vẫn được lưu truyền từ ngàn đời nay. Khao khát về một cuộc sống công bằng, t tế đã được nhân dân đưa vào trong những câu chuyện truyền miệng – và ta cũng thấm nhuần những triết lý bình dị ấy từ khi còn bé thơ. Những câu chuyện mang theo bóng hình xứ sở ấy gắn liền với tình yêu thương của mẹ - với những gì dịu êm và gần gũi nhất. Hóa ra, Đất Nước đâu phải những gì quá xa vời như ta từng hay nghĩ, Đất Nước ở trong trái tim của ta tự lúc nào…

- Hành trình trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của Đất Nước còn được khắc họa rõ ràng ở những câu thơ sau, khi Nguyễn Khoa Điềm nói về quá trình sinh thành của Đất Nước với biết bao sự kiện đáng nhớ: 

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

- Hình ảnh “miếng trầu": gợi ra phong tục ăn trầu của ông cha ta nhiều đời → đó là một tập tục tốt đẹp được lưu giữ và truyền qua bao đời nay. Không những thế, hình ảnh ấy còn gợi nhớ sự tích trầu cau khiến ta rưng rưng nước mắt về tình cảm vợ chồng, về tình nghĩa anh em gắn bó. Hình ảnh ấy còn khiến ta nhớ đến nét đẹp trong giao tiếp ứng x: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhớ tới hình ảnh của một lễ cưới đằm thắm, thủy chung. Bên cạnh ấy mỗi dịp cúng giỗ, lễ Tết, miếng trầu - quả cau luôn xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên, linh thiêng, trân trọng, trở thành biểu tượng cho tấm lòng thành con cháu gi đến cha ông, hồn thiêng của tiền nhân. Miếng trầu ấy cũng chính là vật chứng trong những tình yêu đôi lứa lắm đỗi ngọt ngào: 

"Miếng trầu có bốn chữ tòng 

Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà 

Nào là chào mẹ chào cha 

Cậu cô chú bác... mời ra xơi trầu"

Đất Nước ta đã “bắt đầu” với miếng trầu bình dị ấy… Miếng trầu ấy gắn với hình ảnh người bà, một chỗ dựa êm ái biết bao trong tuổi thơ, trong tâm hồn của mỗi người. Cũng vì vậy, mà hình ảnh Tổ quốc càng thêm dịu dàng. 

- Cuộc đời của mỗi cá nhân có “bắt đầu”, có “lớn lên” – và Đất Nước cũng như vậy. Đất Nước “bắt đầu” với miếng trầu tình nghĩa, và lớn lên với truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta qua bao đời nay. Cụm từ "biết trồng tre mà đánh giặc" gợi nhớ truyền thuyết về người anh hùng Thánh Gióng – vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc lên mình bộ giáp sắt đánh đuổi giặc Ân, mang lại khoảng trời bình yên cho đất nước. 

→ Với Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nhìn thấy sự trưởng thành của Đất Nước trong đau thương, th thách nhờ công cuộc đấu tranh và lòng yêu nước của dân tộc. Qua lịch sử, truyền thống ấy đã trở thành truyền thống yêu nước thiêng liêng. Trải qua những gian truân như vậy, dân tộc ta mới ngày càng lớn mạnh, vững bền.  

- Để rồi sau đó, lời thơ quay trở về với những điều giản dị trong cuộc sống thường nhật:  

Tóc mẹ thì bới sau đầu: 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 

Đất Nước có từ ngày đó… 

- "Tóc mẹ bới sau đầu": hình ảnh khắc họa phong tục lâu đời của người Việt, người phụ nữ để tóc dài và búi lên để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một hình ảnh thật gần gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ, gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ nhưng vẫn duyên dáng, tần tảo, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không thay đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng. Và hình ảnh Đất Nước hiện lên qua chính mỹ tục ấy, qua cả cách con người thương nhau. 

- “Cha mẹ thương nhau….”: Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những hoàn cảnh đầy th thách thật đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống trọn nghĩa, trọn tình, thuỷ chung đã trở thành một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời. “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…”  

- "Cái kèo, cái cột” là những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam nhưng chính những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy đã tạo nên một mái ấm gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước. Nói cách khác, nó chính là tế bào của đất nước. Đất Nước được hình thành trong quá trình ta đặt tên cho thế giới xung quanh. Cũng có thể, câu thơ còn gợi lên truyền thống đặt tên con một cách thật mộc mạc, chân phương biết mấy ... khi những đồ vật đó đã trở thành cái tên bình dị của những đứa trẻ, cùng những đứa trẻ lớn lên. 

- Bên cạnh đó, Đất Nước còn phát triển nhờ quá trình lao động bền bỉ của người dân: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Phải nói rằng sự hình thành và phát triển của Đất Nước là một quá trình lâu dài, nhờ bàn tay lao động xây dựng của con người từ thuở sơ khai, khi con người tạo dựng những cái đơn giản nhất với nỗ lực một nắng hai sương. Con người lao động đã biết “xay, giã, giần, sàng” để tạo nên hạt gạo, tạo nên những giá trị vật chất để xây dựng Đất Nước no ấm. 

→ Cách sử dụng từ ngữ “một nắng hai sương” và phép liệt kê với nhịp ngắn các động tác liên tiếp “xay, giã, giần, sàng” cùng nhịp điệu lan toả gợi sự suy ngẫm, liên tưởng, hình ảnh Đất Nước hiện dần nhờ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của con người. Hình ảnh ấy đi vào trong nhịp điệu gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong máy xay với cuộc sống lao động bền bỉ dù vất vả, lam lũ. → Qua đó ta nhận ra nét đặc trưng riêng của nền văn học Việt - văn hoá lúa nước. Hình ảnh Đất Nước hiện lên trong cuộc sống sinh hoạt là một Đất Nước cần cù, sáng tạo trong lao động. 

- Để rồi, đoạn thơ khép lại với một câu thơ thật bình dị và êm ái: "Đất Nước có từ ngày đó" … Đất Nước có từ khi  dân mình biết yêu thương, sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có nền văn hóa riêng, từ khi dân mình biết dựng nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng ngày của con người. Dấu “…” như mở ra một cuộc hành trình mênh mông về Đất Nước, nhưng đồng thời cũng thật gần gũi và thiêng liêng biết bao trong trái tim của mỗi con người.  

→ Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu nhận thức của mình như lối định nghĩa độc đáo, một cách lí giải không hề mang tính áp đặt mà đầy sức gợi, sức thuyết phục bằng những câu chuyện, chọn lọc chi tiết giàu ý nghĩa - từ đó giúp ta nhận ra Đất Nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, nhưng bền vững đến muôn đời. Tác giả cảm nhận về chiều sâu của lịch s của Đất Nước một cách thật gần gũi mà thân thương. Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người, từ bề dày của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

➔ Ở 9 câu thơ trên tác giả sử dụng nhiều các yếu tố ca dao dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích không chỉ đem đến sự gần gũi mà còn biểu hiện ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Thành công nghệ thuật của 9 câu thơ ấy còn là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mỹ lệ, giàu sức bay bổng của ca dao truyền thuyết, chất liệu dân gian. Đây là điểm đặc sắc của hình thức nghệ thuật thống nhất với nội dung tư tưởng.

c) Kết bài

Tóm lại, bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh Đất Nước bình dị nhưng không kém phần tươi đẹp. Đọc đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta cảm nghe như cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa đang thấm vào tận từng mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm ta thêm yêu thêm quý quê hương Tổ quốc mình.

Kết luận

Như vậy, Học là Giỏi đã hướng dẫn cách phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm 9 câu đầu cực hay. Mặc dù mới chỉ phân tích 9 câu đầu, nhưng ta dễ dàng thấy niềm tự hào dân tộc với bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã thấm đượm vào trang thơ tác giả. Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng một cách rất khéo léo và tinh tế chất liệu văn hóa dân gian cùng điệp ngữ đất nước. Tất cả yếu tố ấy quyện hòa vào nhau đã tạo nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa Việt Nam.


 

Xem thêm:

Gợi ý trả lời một số câu hỏi phụ phân tích bài thơ Đất nước

Tổng hợp kiến thức phân tích Từ ấy hay như học sinh giỏi


 

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Lớp con đang học
Môn học quan tâm

Bài viết liên quan

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:57 AM

Bí quyết chọn nền tảng gia sư online chất lượng

Sự phát triển như vũ bão của CNTT có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức thông qua Internet. Các nền tảng gia sư online đang tạo được tiếng nói nhất định. Học sinh và phụ huynh đang phân vân chưa chốt được nơi uy tín? Gia sư online Học là Giỏi đã tổng hợp cho các bạn những nền tảng chất lượng nhất.

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:39 AM

Học nhanh nhớ lâu với 6 cách học lịch sử đỉnh nhất

Lịch sử là một phần quan trọng của con người và xã hội. Mỗi cá nhân đều cần phải học lịch sử để có một thế giới quan đúng đắn, hiểu được mỗi bước đi thế giới, của dân tộc để không chỉ tôn vinh những thế hệ người Việt Nam đã làm nên cơ đồ đó, mà còn biết ứng xử, hành động như thế nào để xứng đáng với thế hệ cha ông. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa tìm ra được cách học lịch sử đúng đắn. Hôm nay, Gia sư online Học là Giỏi sẽ giới thiệu đến các bạn top 6 cách học lịch sử đỉnh nhất.

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:33 AM

Lợi ích vượt trội của các hình thức gia sư online

Hình thức gia sư online, gia sư dạy kèm trực tuyến còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức gia sư online phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, khả năng tài chính, điều kiện học tập,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bài viết dưới đây của Học là Giỏi sẽ trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về vấn đề gia sư online để giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con bạn nhé!

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:27 AM

Bí kíp bỏ túi cách học online hiệu quả

Ngày nay, việc học online đã dần trở nên phổ biến, giúp người học chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách học online đem lại hiệu quả nhất. Hôm nay Gia sư online Học là Giỏi sẽ mách bạn một số phương pháp khiến cho lựa chọn học online là quyết định đúng đắn của bạn.

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm
schedule

Thứ năm, 20/6/2024 08:14 AM

Có nên học gia sư online? Phân tích chi tiết ưu nhược điểm

Với lịch học bận rộn, học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến các trung tâm học thêm. Bạn đang băn khoăn có nên học gia sư online không? Hãy cùng Gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu, phân tích chi tiết ưu nhược điểm của học gia sư online để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé!

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội
schedule

Thứ bảy, 8/6/2024 07:06 AM

Đáp án - thang điểm đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội

Sáng 8/6, gần 110.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút. Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn của Hà Nội năm 2024 đã "gọi tên" tác phẩm Đồng chí. Cùng Gia sư online Học là Giỏi tham khảo ngay đáp án và thang điểm của đề thi đề thi văn vào 10 năm 2024 Hà Nội nhé!

message.svg zalo.png