Trang chủ › Cẩm nang học tập › Bí quyết học tập

Tổng hợp những lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh

schedule.svg

Thứ năm, 10/7/2025 09:34 AM

Tác giả: Admin Hoclagioi

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, thói quen đọc sách dần bị lãng quên bởi sự hấp dẫn từ các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng đọc sách vẫn là một trong những phương pháp quan trọng giúp học sinh phát triển về trí tuệ, tư duy và nhân cách. Học là Giỏi sẽ làm rõ lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh trong bài viết nhé.

Mục lục [Ẩn]

Những lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh

Những lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh

Tác dụng của việc đọc sách cho trẻ còn góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng kỹ năng sống về cảm xúc, hành vi và tư duy. Qua mỗi trang sách, học sinh học được những điều mới mẻ về thế giới và rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, phân tích vấn đề và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng. Dưới đây là những lợi ích của việc đọc sách bạn có thể tham khảo:

A. Nâng cao nhận thức và trí tuệ

1. Mở rộng tri thức đa chiều

Việc đọc sách giúp học sinh tiếp cận kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, xã hội, văn hóa, địa lý, lịch sử, tâm lý... Nội dung sách thường được trình bày cụ thể, dễ tiếp cận, từ đó giúp học sinh tích lũy thêm hiểu biết ngoài sách giáo khoa.

Thông qua sách, học sinh có thể tìm hiểu thế giới một cách hệ thống và logic hơn. Việc khám phá tri thức qua nhiều góc nhìn giúp các em xây dựng nền tảng hiểu biết vững chắc, dễ tiếp thu kiến thức mới trên lớp và ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

2. Nâng cao ngôn ngữ và biểu đạt

Đọc sách là một trong những cách hiệu quả để phát triển vốn từ vựng. Khi tiếp xúc thường xuyên với sách, học sinh học được nhiều cách diễn đạt khác nhau, từ đó cải thiện khả năng nói và viết.

Nhờ đọc nhiều thể loại sách khác nhau, học sinh có cơ hội tiếp cận nhiều kiểu câu, phong cách viết và cách trình bày tư tưởng. Việc đọc sách hỗ trợ quá trình giao tiếp hằng ngày giúp các em diễn đạt rõ ràng, trôi chảy và phù hợp hơn trong nhiều hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, việc đọc cũng giúp học sinh rèn kỹ năng viết. Các em có thể áp dụng những từ ngữ, cấu trúc và cách hành văn học được từ sách vào các bài viết ở trường. Lâu dài, học sinh sẽ có khả năng viết mạch lạc, tránh lỗi chính tả và nâng cao điểm số trong môn ngữ văn.

3. Tăng cường khả năng tư duy và tốc độ tiếp nhận tri thức

Khi đọc sách, học sinh phải phân tích nội dung, suy nghĩ về thông tin được trình bày và đánh giá tính hợp lý của nó. Việc này giúp phát triển tư duy phản biện, một kỹ năng quan trọng trong học tập và đời sống.

Ngoài ra, nhiều cuốn sách có nội dung mở rộng trí tưởng tượng, giúp học sinh rèn luyện khả năng hình dung, liên tưởng và phát triển ý tưởng mới. Khả năng sáng tạo được hình thành từ việc đọc đều đặn và đa dạng thể loại.

Việc thường xuyên luyện tập đọc cũng giúp tăng tốc độ xử lý thông tin. Học sinh đọc nhanh hơn, hiểu nhanh hơn và biết chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu. Điều này có ích trong việc học tập cũng như khi làm các bài kiểm tra, bài tập lớn.

4. Tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp thu thông tin

Khi học sinh đọc một câu chuyện hoặc cuốn sách, các em thường phải ghi nhớ tên nhân vật, tình tiết, nội dung chính và những thông tin liên quan. Quá trình lặp đi lặp lại việc ghi nhớ này giúp rèn luyện trí nhớ dài hạn.

Đọc sách còn giúp học sinh làm quen với những nội dung phức tạp, chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi bước vào các bậc học cao hơn. Nhờ đó, các em giảm bớt sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với những kiến thức chuyên sâu hoặc khối lượng bài học lớn.

B. Bồi đắp kỹ năng mềm để phát triển lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh

1. Tăng cường khả năng tập trung và tính kiên trì

Việc một cuốn sách dày hơn 300 trang không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và một chút “bướng bỉnh” để không bỏ cuộc giữa chừng. Mỗi lần bạn kiên trì đọc đến trang cuối cùng, nghĩa là bạn đang rèn luyện khả năng chuyên tâm và ý chí vượt qua thử thách.

Trong một cuộc sống đầy sự cám dỗ như ngày nay, nơi điện thoại cứ liên tục phát ra thông báo và mạng xã hội luôn tràn ngập tin tức thì việc giữ sự tập trung là một kỹ năng “quý hơn vàng”. Và đọc sách chính là một bài tập thực hành tuyệt vời để rèn luyện tính kỷ luật đó.

2. Rèn luyện tư duy mở và tầm nhìn toàn cầu

Khi trẻ đọc nhiều sách đến từ các quốc gia khác nhau, các em sẽ được làm quen với những câu chuyện lạ lẫm và bắt đầu học cách hiểu và tôn trọng sự khác biệt. Ví dụ, trong một cuốn sách kể về bạn nhỏ sống ở châu Phi, trẻ có thể biết được bạn ấy ăn món gì, mặc gì, đi học ra sao. Điều này giúp trẻ hiểu rằng không phải ai cũng giống mình, và điều đó là hoàn toàn bình thường.

Những câu chuyện như thế mở rộng kiến thức, giúp trẻ sống cởi mở, biết lắng nghe và dễ dàng hòa nhập với môi trường đa dạng sau này. Từ những điều rất nhỏ trong sách, trẻ học được cách tôn trọng người khác dù họ có đến từ nơi xa xôi, nói thứ tiếng khác hay có phong tục tập quán riêng.

3. Nâng cao trí tuệ cảm xúc và khả năng điều tiết

Đọc một câu chuyện buồn, bạn rơi nước mắt. Gặp một nhân vật mạnh mẽ, bạn thấy mình cũng muốn mạnh mẽ theo. Đó chính là khi sách khơi dậy sự đồng cảm trong bạn, một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Khi đọc, học sinh học được cách đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu được tâm lý nhân vật, từ đó trở nên thấu cảm hơn ngoài đời thực.

Thêm vào đó, đọc sách giúp bạn “sống chậm” lại, tạm rời xa những vội vã, suy nghĩ kỹ trước khi hành động và điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp. 

C. Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và xây dựng lối sống

1. Giảm thiểu căng thẳng và phòng ngừa rủi ro tâm lý

Đọc sách là một hoạt động nhẹ nhàng, yên tĩnh. Khi học sinh dành thời gian đọc mỗi ngày, các em có thể tạm gác lại những áp lực về điểm số, bài kiểm tra hoặc các vấn đề trong cuộc sống.

Nhiều cuốn sách chứa đựng những câu chuyện sâu sắc, lời khuyên hữu ích hoặc đơn giản là tạo ra cảm giác thư giãn. Điều này góp phần giúp tâm trí học sinh trở nên ổn định, thoải mái hơn sau giờ học.

Đọc sách giúp học sinh tránh dành quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Việc này giúp giảm tiếp xúc với nội dung tiêu cực trên mạng, từ đó hạn chế các vấn đề như mất ngủ, căng thẳng kéo dài, lo lắng và dễ cáu gắt, những biểu hiện thường gặp ở học sinh khi bị ảnh hưởng bởi công nghệ quá mức.

2. Định hình tầm nhìn, mục tiêu tương lai và lối sống tích cực

Thông qua sách, học sinh có thể tìm thấy những câu chuyện truyền cảm hứng, các tấm gương vượt khó, hoặc những định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp, cách sống, cách đối nhân xử thế. Những nội dung này giúp các em suy nghĩ tích cực hơn, có niềm tin vào bản thân và dần hình thành mục tiêu rõ ràng trong học tập và cuộc sống.

Nhiều học sinh sau khi đọc sách đã có ý thức hơn về việc rèn luyện bản thân, biết tự đặt ra mục tiêu nhỏ hằng ngày như đọc một chương sách, viết lại nội dung đã học, hoặc tập thói quen suy nghĩ về các giá trị sống.

Việc duy trì thói quen đọc sách đều đặn cũng giúp học sinh sống có nguyên tắc và sắp xếp thời gian hợp lý hơn.

3. Thúc đẩy thói quen sinh hoạt khoa học

Đọc sách vào những khung giờ cố định trong ngày, như buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp học sinh xây dựng lối sống lành mạnh. Khi đã xây dựng thói quen tốt, các em có xu hướng ngủ đúng giờ hơn, thức dậy tỉnh táo hơn và biết cách phân chia thời gian hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi và giải trí.

Thay vì dành hàng giờ cho điện thoại, mạng xã hội hoặc trò chơi điện tử, học sinh có thể dành một phần thời gian đó để đọc sách, giúp đầu óc thoải mái mà không bị lệ thuộc vào màn hình.

4. Lợi ích sức khỏe tổng thể

Bên cạnh những tác động tích cực đến tinh thần, nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng việc duy trì thói quen đọc sách đều đặn có thể góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Chiến lược hình thành lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh

Chiến lược hình thành lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh
(hình ảnh bé đọc sách)

1. Hình thành thói quen đọc từ sớm

Việc tạo thói quen đọc sách nên bắt đầu từ khi học sinh còn nhỏ. Ở lứa tuổi tiểu học, các em dễ tiếp nhận và ghi nhớ các hoạt động diễn ra hằng ngày. Khi việc đọc sách được lặp lại thường xuyên, não bộ sẽ ghi nhận đây là một phần quen thuộc trong nếp sinh hoạt của các em.

Phụ huynh và giáo viên nên khuyến khích học sinh làm quen với sách thông qua các thể loại phù hợp với độ tuổi như truyện tranh, sách kể chuyện, truyện cổ tích, sách khoa học cơ bản. Cách tiếp cận gần gũi này giúp học sinh cảm thấy việc đọc sách nhẹ nhàng, dễ tiếp cận, không bị áp lực.

Với trẻ mầm non, phụ huynh nên chọn các loại sách mầm non có tranh minh họa bắt mắt, nội dung ngắn gọn, có chữ to rõ ràng để trẻ dễ tiếp cận và tạo hứng thú khi đọc. Những cuốn sách có hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng và có thể kể thành câu chuyện ngắn sẽ giúp trẻ yêu thích việc cầm sách, lật từng trang và chú ý nghe đọc.

Một góc đọc sách mầm non lý tưởng nên có thảm ngồi êm, sạch sẽ để trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi lâu. Kệ sách nên thấp, vừa tầm với của trẻ để các em có thể dễ dàng chọn lấy cuốn sách mình yêu thích. Ánh sáng trong góc đọc nên là ánh sáng tự nhiên hoặc đèn dịu nhẹ, không gây chói mắt, giúp trẻ dễ tập trung và không mỏi mắt khi nhìn lâu.

Nên trang trí thêm bằng hình vẽ dễ thương, cây xanh nhỏ hoặc các vật dụng quen thuộc để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Số lượng sách trưng bày không cần quá nhiều nhưng cần đa dạng thể loại, đặc biệt ưu tiên các loại sách mầm non có tranh minh họa sống động, nội dung đơn giản, dễ hiểu.

Quan trọng hơn, đọc sách còn hỗ trợ quá trình bé học đọc một cách tự nhiên. Qua việc nghe người lớn đọc, quan sát từng dòng chữ và tranh minh họa, trẻ dần làm quen mặt chữ, nhận diện được các câu đơn giản, từ đó luyện khả năng phát âm đúng và nâng cao kỹ năng ngôn ngữ ngay từ sớm. Đây là bước đệm vững chắc để trẻ tự tin bước vào giai đoạn học tập chính thức khi vào lớp 1.

Khi học sinh lớn hơn, thói quen đọc đã hình thành, các em sẽ dễ dàng chuyển sang những loại sách học thuật, sách kỹ năng, hoặc sách văn học có nội dung sâu sắc hơn.

2. Vai trò của gia đình trong việc khuyến khích đọc sách

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc dành thời gian cùng con đọc sách mỗi ngày. Chỉ cần 15 đến 30 phút là đủ để tạo sự kết nối và hình thành thói quen tốt.

Hơn nữa cha mẹ nên tạo không gian đọc sách yên tĩnh, có ánh sáng phù hợp trong nhà. Một kệ sách nhỏ, gọn gàng với những cuốn sách được chọn lọc kỹ càng sẽ tạo cảm hứng cho con tiếp cận sách dễ dàng hơn.

Việc làm gương cũng rất cần thiết. Khi con thấy bố mẹ yêu thích và duy trì việc đọc sách, các em sẽ tự nhiên học theo, không cần ép buộc.

3. Vai trò của nhà trường trong việc phát triển văn hóa đọc

Nhà trường là nơi có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và thói quen học tập của học sinh. Vì vậy, để xây dựng văn hóa đọc, trường học cần tích cực tổ chức các hoạt động liên quan đến sách.

Một số hình thức hiệu quả gồm có: ngày hội đọc sách, thi kể chuyện theo sách, chia sẻ cảm nhận sau khi đọc, giới thiệu sách hay vào tiết chào cờ, hoặc tổ chức câu lạc bộ đọc sách theo khối lớp.

Bên cạnh đó, thư viện trường cần được đầu tư với nhiều đầu sách đa dạng, ngoài sách giáo khoa còn có sách kỹ năng sống, sách khoa học, truyện lịch sử, truyện danh nhân... để học sinh có cơ hội lựa chọn sách theo sở thích.

4. Vai trò của cộng đồng và xã hội

Ngoài gia đình và nhà trường, cộng đồng và xã hội cũng có thể góp phần xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Thư viện công cộng, trung tâm thiếu nhi, nhà văn hóa cần có các hoạt động liên quan đến sách để khơi dậy sự quan tâm của giới trẻ.

Các dự án tặng sách, quyên góp sách cho học sinh vùng khó khăn cũng là cách lan tỏa văn hóa đọc một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện với nhà văn, chuyên gia sách cũng giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của việc đọc và được truyền cảm hứng từ những người có kinh nghiệm.

Kết luận

Trong bối cảnh xã hội hiện đại đầy biến động, việc đọc sách đều đặn chính là nền tảng vững chắc để các em hình thành tư duy học tập hiệu quả. Trung tâm gia sư online Học là Giỏi hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh để nâng cao tri thức, kỹ năng và hành trình trưởng thành nhé.

Chủ đề:

Đăng ký học thử ngay hôm nay

Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!

Bài viết liên quan

Bí quyết xây dựng thói quen tốt cho con ngay từ nhỏ
schedule

Thứ tư, 9/7/2025 09:15 AM

Bí quyết xây dựng thói quen tốt cho con ngay từ nhỏ

Một thói quen nhỏ nhưng được duy trì mỗi ngày sẽ tạo sự vững chắc cho nhân cách, tư duy và sức khỏe của trẻ. Học là Giỏi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ vai trò, cách hình thành cần xây dựng thói quen tốt cho con ngay hôm nay.

Hướng dẫn xác nhận nhập học lớp 10 tại Hà Nội năm 2025
schedule

Thứ ba, 8/7/2025 09:56 AM

Hướng dẫn xác nhận nhập học lớp 10 tại Hà Nội năm 2025

Sau khi có kết quả trúng tuyển, việc nắm rõ quy trình xác nhận nhập học lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi học tập cho các em. Học là Giỏi sẽ hướng dẫn chi tiết các hình thức xác nhận, các bước thực hiện cũng như lưu ý quan trọng trong thời gian quy định.

Bí quyết rèn luyện tính kỷ luật cho con cha mẹ nên biết
schedule

Thứ hai, 7/7/2025 08:31 AM

Bí quyết rèn luyện tính kỷ luật cho con cha mẹ nên biết

Rèn luyện tính kỷ luật cho con trong xã hội hiện đại là vô cùng quan trọng, khi trẻ phải đối mặt với nhiều lựa chọn và cám dỗ trong cuộc sống. Học là Giỏi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của kỷ luật, đồng thời cung cấp những phương pháp hiệu quả để áp dụng phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ.

Cách so sánh phân số chính xác và dễ hiểu cho học sinh
schedule

Thứ năm, 3/7/2025 09:37 AM

Cách so sánh phân số chính xác và dễ hiểu cho học sinh

Trong chương trình toán tiểu học, so sánh phân số là kỹ năng nền tảng giúp học sinh nhận biết trong các đơn vị chia không đều. Trong bài viết này, Học là Giỏi sẽ đồng hành cùng bạn khám phá các phương pháp so sánh phân số cùng với những bài tập ứng dụng đa dạng để bạn luyện tập hiệu quả và tự tin hơn khi làm bài nhé.

Phân số bằng nhau là gì? Cách nhận biết đơn giản nhất
schedule

Thứ năm, 3/7/2025 03:24 AM

Phân số bằng nhau là gì? Cách nhận biết đơn giản nhất

Trong chương trình Toán lớp 4, phân số bằng nhau là một trong những nội dung quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các phần. Học là Giỏi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết kiến thức về dạng phân số này trong bài viết dưới đây nhé.

Tử số và mẫu số là gì? Kiến thức nền tảng về phân số
schedule

Thứ tư, 2/7/2025 03:40 AM

Tử số và mẫu số là gì? Kiến thức nền tảng về phân số

Khi học về phân số, chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc: Tử số và mẫu số là gì? Đây là khái niệm xuất hiện thường xuyên trong chương trình Toán tiểu học. Học là Giỏi sẽ cung cấp chi tiết kiến thức trong bài viết sau giúp bạn hiểu rõ tử số và mẫu số trong toán học nhé.

message.svg zalo.png