Trang chủ › Cẩm nang học tập › Cẩm nang kiến thức
Thứ hai, 15/4/2024 08:05 AM
Tác giả: Admin Hoclagioi
Việc soạn văn 7 nói riêng và soạn văn nói chung sẽ chẳng còn “nhàm chán, buồn ngủ” nếu bạn luôn biết cách làm mới và tạo động lực cho chính mình. Hôm nay, Học là Giỏi sẽ chia sẻ cách viết tiêu đề soạn văn lớp 7 học kì 2 của bộ sách Chân trời sáng tạo.
Mục lục [Ẩn]
Tiêu đề văn bản được hiểu theo hai nghĩa:
- Tên gọi chính thức một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ...
- Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn bản.
Dưới đây là bảng tổng hợp các tiêu đề văn bản soạn văn 7 học kì 2, bộ Sách Chân trời sáng tạo:
Bài 6: Hành trình tri thức (Nghị luận xã hội) | Tự học - một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) |
Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) | |
Tôi đi học (Thanh Tịnh) | |
Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) | |
Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) | Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết |
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất | |
Tục ngữ và sáng tác văn chương | |
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | |
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (Văn bản thông tin) | Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) |
Cách gọt củ hoa thủy tiên (Theo Giang Nam) | |
Hương khúc (Nguyễn Quang Thiều) | |
Kéo co (Trần Thị Ly) | |
Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng) | Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) |
Xưởng Sô-cô-la (Rô-a Đan) | |
Trái tim Đan-kô (Mác-xim Go-rơ-ki) | |
Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xan-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép) | |
Bài 10: Lắng nghe trái tim (Thơ) | Đợi mẹ (Vũ Quần Phương) |
Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi (Anh Ngọc) | |
Lời trái tim (Pao-lô Cau-lê-ô) | |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Mục lục sách Ngữ văn 7, Bộ Chân trời sáng tạo, Tập 2
Trước hết, bạn cần hiểu rằng, việc dành thời gian mày mò, sáng tạo những tiêu đề nổi bật đều nhằm mục đích giúp bạn tạo hứng khởi, sự tập trung và tinh thần soạn văn tốt hơn. Do đó, để tránh việc xao nhãng vào sự màu mè, hình thức mà không chú trọng đến kiến thức bài soạn; hãy “thủ” sẵn một vài mẫu font chữ, kiểu dáng tiêu đề cho riêng mình nhé.
Tiêu đề văn bản “Hương khúc” trong Sách Ngữ văn 7, Bộ Chân trời sáng tạo, Tập 2
Tiếp theo, cần chuẩn bị những loại bút cơ bản như bút gel đen, gel trắng, bút highlight, bút brush và sổ/vở có định lượng tốt rồi bắt tay vào thực hiện thôi!
Trong bài viết này, Học là Giỏi sẽ không sử dụng bất kì sản phẩm trang trí nào như washi tape hay sticker, mà chỉ sử dụng duy nhất bút để viết tiêu đề nha. Tuy nhiên, bút cũng có nhiều loại, nhiều ngòi viết khác nhau, nên mình sẽ ứng dụng nhiều loại bút để các bạn tham khảo, để ai cũng có thể sử dụng những cây bút có sẵn của mình để viết ra những tiêu đề đẹp nha.
Đặc biệt, các bạn cần đọc kĩ văn bản trong lúc soạn bài trước khi viết tiêu đề vì với mỗi tiêu đề văn bản khác nhau, bạn cần hình dung được ngữ cảnh tác phẩm, qua đó có được sự kết nối với màu sắc, hình họa trang trí mà bạn sử dụng.
Tiêu đề văn bản soạn văn ấn tượng
Ví dụ, với văn bản Tự học - một thú vui bổ ích, bạn nên sử dụng màu tươi sáng cho chữ để thể hiện đúng tinh thần tác phẩm. Font chữ thẳng, đứng và lớn. Đừng quên ombre hoặc tạo viền shadow giúp tiêu đề nổi bật hơn. Sự kết hợp các tone màu xám khác nhau từ nhạt tới đậm khiến tên tác phẩm sống động hơn, chẳng hề đơn điệu, nhàm chán. Chúng mình sẽ sử dụng 4 màu sắc Xanh lá, cam, vàng và đỏ phối hợp với nhau để tạo ra một tiêu đề tươi sáng, tràn trề năng lượng để chúng ta củng cố tinh thần tự học nhé.
Tiêu đề văn bản “Tự học - một thú vui bổ ích” và văn bản “Bàn về đọc sách”
Một thói quen lành mạnh khác nữa mà ta không thể bỏ qua là “Đọc sách”. Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao học vấn. Và ngay cả việc đọc cũng có những khó khăn cần có phương pháp đọc hiệu quả. mình sẽ kết hợp màu sắc tương đồng nhau để viết tiêu đề này, đồng thời cũng tận dụng những màu ít sử dụng để viết tiêu đề luôn.
Tiêu đề tiếp theo là bài Tôi đi học, mình tiếp tục sử dụng màu bút tương đồng để trang trí cho tiêu đề, nhưng lần này thì mình sẽ đè màu xanh đậm lên trên, rồi dùng màu nhạt hơn để hoà màu ra xung quanh tạo hiệu ứng loang màu. Màu xanh cũng là màu của sự nhẹ nhàng, cảm xúc, mình nghĩ nó khá phù hợp với tâm trạng của tác giả vào ngày đầu tiên đi học nên quyết định sử dụng màu sắc này.
Tiêu đề văn bản “Tôi đi học”
Tiêu đề tiếp theo là Đừng từ bỏ cố gắng. Mình sẽ sử dụng 2 màu là vàng và đỏ vì đây là hai màu của lửa, tượng trưng cho nguồn năng lượng sôi động, tích cực, khá là phù hợp với tiêu đề. Mình còn trang trí chữ O thành một bông hoa hướng dương nữa đó, kiểu muốn nhắc nhở chúng mình hãy luôn hướng về những điều tích cực trong cuộc sống và lấy đó làm động lực để tiếp tục cố gắng không ngại khó khăn. Nếu mà các bạn có tham khảo cách trang trí này thì mình nghĩ nên viết cụm từ “Đừng từ bỏ” nằm ngang thẳng hàng nhau nhé, như vậy trông sẽ đẹp hơn nhiều.
Tiêu đề văn bản “Đừng từ bỏ cố gắng”
Nãy giờ cũng ta đã cùng nhau viết tiêu đề cho các văn bản thuộc Bài 6: Hành trình tri thức, giờ hãy cũng Học là Giỏi chuyển sang Bài 7: Trí tuệ dân gian. Và bài đầu tiên là bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Với tiêu đề này, thì mình để ý từ khoá chính là từ “Thời tiết”, nên mình có phác thảo trước từ “Thời tiết” trong hình dạng một đám mây. Và chúng ta sẽ tô màu nền của mây, chừa phần trắng cho chữ để vừa tạo hình đám mây vừa nhìn ra tiêu đề của bài học nhé. Nếu muốn tăng sự nổi bật thì chúng ta dùng màu đậm hơn để viền và đổ bóng cho chữ.
Tiêu đề “Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết”
Tiêu đề thứ hai cũng tương tự, nhưng từ khóa chính là từ “Lao động sản xuất”, lần này thì mình sẽ sử dụng combo màu hồng và xanh lá viết chữ xen kẽ nhau nha. Đây cũng là combo màu mà mình yêu thích, tại đẹp quá đó. Mình cũng vẽ một cái nón lá nho nhỏ trên đầu chữ O để hợp với tiêu đề nữa. Bạn nào mà vẽ đẹp thì có thể thử trang trí thêm những cây bông lúa xung quanh tiêu đề nha, mình nghĩ nó sẽ là một tiêu đề xịn sò đó.
Bên cạnh đó, tiêu đề thứ ba cũng chỉ khác mỗi từ khoá chính là “Con người và xã hội”. Mình sẽ sử dụng một cặp màu tương phản khác là màu xanh dương và đỏ. Mình chọn hai màu đều có độ tươi nhé, để không làm từ khoá chính và phụ bị lệch pha nhau quá. Lần này không cần trang trí hình vẽ nhiều, chỉ đơn giản là kết hợp giữa hai font chữ có chân và calligraphy để viết, ngoài ra, mình sử dụng những dấu chấm hay dấu cộng để nhấn nhá thêm cho tiêu đề, tạo hiệu ứng blink blink.
Tiêu đề “Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất” và tiêu đề “Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội”
Tiêu đề văn bản đầu tiên Trò chơi cướp cờ cũng vô cùng đơn giản. Các bạn dễ dàng xác định được từ khoá chính là “Cướp cờ”, vì vậy, mình cho mỗi chữ cái của từ Trò chơi vào trong từng vòng tròn, và rồi biến tấu chữ P thành hình lá cờ. Để nhìn rõ hơn hình lá cờ thì chúng mình nên tô chút màu vào cờ nhé, cũng như là tạo điểm nhấn cho tiêu đề luôn.
Tiêu đề văn bản “Trò chơi cướp cờ”
Tiếp theo, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên là một tiêu đề dài, và từ khoá chính cũng khá dài nên mình sẽ tách thành 2 hàng, và tô một màu nhạt bên dưới từ khoá để làm nền. Với tiêu đề này thì mình có lên mạng tìm hình ảnh của củ hoa, nhưng vì hình dáng không được đẹp mắt lắm, nên mình quyết định vẽ hoa Thuỷ tiên vào bên cạnh từ khoá. Dù sử dụng chung một font chữ, nhưng chỉ cần viền thêm cho từ khoá đậm hơn là đã tách biệt với cụm từ còn lại rồi.
Tiêu đề văn bản “Cách gọt củ hoa thuỷ tiên”
Giờ chúng ta sẽ đổi sang một loại bút khác, có ngòi bút lớn và to hơn thường được mình sử dụng cho những tiêu đề ngắn. Ví dụ như bài Hương khúc, thì mình tiếp tục viết xen kẽ hai màu hồng xanh lá với sắc nhạt hơn. Ngoài ra mình dùng chính hai màu này để trang trí thêm những hoa lá xung quanh.
Tựa bài tiếp theo là Kéo co, ý định ban đầu của mình là trang trí sao cho nhìn giống như sợi dây thừng trong trò chơi á. Mình cố tình kéo dài nét cho chữ K và chữ O cuối để tạo thành một sợi dây ở hai phía đối diện nhau, như đang chơi kéo co vậy á. Và lần này thì mình dùng màu nâu để vừa viền chữ vừa đổ bóng cho tiêu đề luôn. Chúng mình cũng có thể biến tấu đường viền để trông tiêu đề thú vị hơn đó.
Tiêu đề văn bản “Hương khúc” và văn bản “Kéo co”
Nãy giờ tiêu đề của chúng mình chưa có sử dụng màu đen phải không? Chính vì thế, mình quyết định sử dụng màu này ngay bởi vì tiêu đề lần này của chúng ta là Dòng sông đen. Vì là dòng sông nên tiêu đề này mình sẽ viết calligraphy cho chữ uốn lượn tựa như sông nước. Và cố tình kéo dài đuôi chữ G để tạo thành một con sóng, một dòng chảy của nước. Bạn nào chưa quen thì nên phác thảo trước khi trang trí nha, vì viết lệch một phát thì tiếc lắm á.
Tiêu đề văn bản “Dòng sông đen”
Tiêu đề tiếp theo sẽ là sự kết hợp giữa bút ngòi chóp và bút calligraphy, mình dùng chung một tông màu nâu, tuy nhiên bút chóp sẽ dành để viết từ Socola, tạo nên một từ khoá có độ dày vừa phải, từ còn lại thì mình dùng bút calli viết thành font có chân. Và nếu các bạn để ý, mình cố tình viết in hoa chữ cái đầu và cuối của từ “Xưởng”, chủ đích là để tạo sự cân bằng cho tổng thể tiêu đề, còn hai bên xung quanh thì điểm thêm bằng những thanh sô cô la.
Tiêu đề văn bản “Xưởng Sôcôla”
Qua tiêu đề tiếp theo là bài Đợi mẹ, lần này thì mình kết hợp giữa màu xanh lá và màu xanh biển, bạn nào mà có màu xanh ngọc á, thì sử dụng chung là đẹp hết sảy luôn. Mình sẽ viết từ “Đợi” màu xanh lá, còn từ “mẹ” màu xanh biển. Nhìn tưởng không hoà hợp mà lại cho ra hiệu ứng dịu vô cùng, xong tiếp tục công thức trang trí các hoạ tiết nhỏ xung quanh tiêu đề để tạo điểm nhấn và sự cân bằng hơn.
Cạnh bài Đợi mẹ là một tiêu đề ngắn chỉ vỏn vẹn một từ Mẹ. Mình sẽ sử dụng một cây bút đầu cọ lớn để viết tiêu đề, còn đầu kim của bút thì mình ghi tên tác giả bên dưới luôn. Ngoài ra, mình cũng dùng viết để đổ bóng và trang trí bằng những icon trái tim nhé.
Tiêu đề 2 bài thơ “Mẹ” và “Đợi mẹ”
Tiêu đề tiếp theo khá là dài, mình sẽ kết hợp giữa bút đầu cọ lớn và nhỏ để viết tiêu đề nha. Vẫn sử dụng màu nhạt để viết cũng như là tô nền trước, sau đó mình bắt đầu lặp lại các thao tác cũ: màu đậm trước, màu nhạt để loang, và cuối cùng là trang trí thêm bằng những dấu chân mèo xung quanh tiêu đề luôn, trông quá là xinh luôn.
Tiêu đề văn bản “Một con mèo nằm ngửa trên ngực tôi”
Cuối cùng là một tựa đề văn bản kết hợp giữa bút calli và bút ngòi chóp, Lời trái tim thì cần có trái tim nà, một trái tim màu hồng phấn đáng iu, kết hợp một chút màu xanh dương cho tiêu đề và sử dụng chính màu đấy để đổ bóng viền của chữ. Bên cạnh đó, mình sử dụng lại màu bút hồng đó để tạo hiệu ứng loang màu với màu xanh của chữ.
Tiêu đề bài thơ “Lời trái tim”
Vậy là các bạn vừa cùng với Học là Giỏi viết hầu hết tiêu đề để soạn văn 7 của học kì 2, Bộ sách Chân trời sáng tạo rồi đó, không biết các bạn có thấy những chia sẻ này có bổ ích không? Và khi chúng đã có những dòng tiêu đề độc đáo, ấn tượng này rồi thì chắc chắn sẽ mang đến nhiều hứng khởi hơn khi các bạn mở sổ/vở mỗi lần soạn và từ đó thấy soạn văn thật thú vị biết bao!
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết xem nhiều
Khám phá các cách tính cạnh huyền tam giác vuông
Thứ ba, 24/9/2024Bí kíp chinh phục các hằng đẳng thức mở rộng
Thứ tư, 14/8/2024Tổng hợp đầy đủ về công thức lượng giác
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ bảy chữ: Từ truyền thống đến hiện đại
Thứ tư, 29/5/2024Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam
Thứ ba, 28/5/2024Khóa học liên quan
Khóa luyện thi chuyển cấp 9 vào 10 môn Ngữ Văn
›
Đánh giá năng lực miễn phí - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa học tốt trên lớp - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa luyện thi cấp tốc - Ngữ Văn lớp 11
›
Khóa Tổng ôn hè - Ngữ Văn lớp 11
›
Đăng ký học thử ngay hôm nay
Để con học sớm - Ôn sâu và nhận ưu đãi học phí!
Bài viết liên quan
Thứ sáu, 17/1/2025 09:34 AM
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bản hòa ca dịu dàng về khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu. Qua từng câu thơ, tác giả khéo léo vẽ nên bức tranh thiên nhiên trầm lắng, mơ màng và đầy chất thơ, đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Sang thu giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo và tâm hồn tinh tế của nhà thơ nhé.
Thứ sáu, 17/1/2025 06:55 AM
Phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
“Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân đầy sống động. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của tiết Thanh minh, từ đó gửi gắm những rung cảm tinh tế về con người và cuộc đời. Hôm nay, gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích cảnh ngày xuân để giúp bạn nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ tư, 8/1/2025 09:18 AM
Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể hiện nỗi lòng thổn thức của Thúy Kiều khi bị giam lỏng nơi đất khách quê người. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều và cũng phản ánh xã hội phong kiến tàn khốc, nơi con người phải chịu đựng đau khổ vô tận. Gia sư online Học là Giỏi sẽ phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để giúp bạn hiểu và nắm vững kiến thức của đoạn thơ này nhé.
Thứ sáu, 3/1/2025 06:50 AM
Phân tích Chị em Thúy Kiều dành cho học sinh giỏi
Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bởi giá trị nghệ thuật với những nhân vật được mô tả chân thực và độc đáo. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong ngữ văn lớp 9 là một trong những đoạn đặc sắc, mở ra bức tranh đẹp về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó thể hiện tài năng miêu tả nhân vật độc đáo của nhà thơ. Trong bài học này, gia sư online Học là Giỏi sẽ chỉ bạn cách phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để đạt được điểm cao nhé.
Thứ sáu, 27/12/2024 10:18 AM
Tổng hợp các cách phân tích Truyện Kiều cho học sinh giỏi
Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, là một kiệt tác văn học thể hiện sự sắc bén khi mô tả về xã hội phong kiến bất công. Được viết trong hoàn cảnh đầy biến động, tác phẩm phản ánh sâu sắc số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua việc phân tích Truyện Kiều, gia sư online Học là Giỏi sẽ giúp bạn thấy được những giá trị nhân văn, sự phản ánh hiện thực xã hội, và tinh thần khát khao tự do trong một thế giới đầy đau thương.
Thứ năm, 26/12/2024 09:12 AM
Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài viết
Trong bất kỳ bài văn nghị luận, bài thuyết trình hay cuộc tranh luận nào, luận điểm đóng vai trò then chốt, giúp truyền tải tư tưởng và làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Việc xác định và xây dựng luận điểm đúng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho bài viết, đảm bảo tính thuyết phục và sự kết nối logic giữa các ý tưởng. Vậy luận điểm là gì? Xác định luận điểm như thế nào? Cùng gia sư online Học là Giỏi tìm hiểu vai trò và cách trình bày luận điểm để nâng cao chất lượng bài viết của bạn.